Trang chủ » Bài văn cảm nghĩ về ông của em lớp 7 hay nhất

Bài văn cảm nghĩ về ông của em lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
“Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
 
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
 
Tôi lớn lên đã nhìn thấy tóc ngoại ngã màu, thấy dáng ngoại lom khom. Thế nhưng tình thương mà ngoại dành cho đứa cháu lại đong đầy theo từng người. Tôi cũng yêu ngoại như yêu mảnh vườn, ngôi nhà và yêu người ông đáng kính.
Ông tôi năm nay đã tròn 70 tuổi, thân hình ông cao lớn nhưng đã không còn nhanh nhẹn như ngày xưa. Như bao nhiêu người già khác sau khi bước qua tuổi 60, mái tóc của ông đã sớm bạc ngày một dày thêm, mái tóc mà tôi vẫn thường ví như áng mây trời và thích thú vuốt bàn tay bé nhỏ. Tôi thương cái vầng trán cao, rộng đã đầy những nếp nhăn vì sương gió cuộc đời của ông. Có phải vì đi qua những tháng ngày cơ cực mà đôi mày cũng hoa râm như mái tóc, mí mắt đã nhăn và đùn xuống đôi mắt mờ đục, đuôi mắt đầy những vết chân chim chứng tỏ nó đã bị thời gian làm tàn phai đến như thế nào. Mỗi lần nhìn đôi mắt của ông, tôi lại trách sao thời gian tàn nhẫn thế và lại lo sợ thời gian trôi nhanh để ông mái mãi rời xa chúng tôi.Làn da ông sậm màu của nắng gió vì ruộng đồng nhưng không làm mất nét đẹp lão trên khuôn miệng cười rất có duyên, dù hàm răng đã bị thuốc lá làm úa màu. Khi yêu thương ai đó, bạn sẽ thấy mọi thứ của người ta đều đẹp kể cả những khuyết điểm.
Cũng như những người nông dân chăm chỉ khác, ông của tôi có đôi bàn tay và đôi bàn chân lớn vì phải làm ruộng và đi chân đất nhiều, những cơ gân ở tay, chân nổi lên cuồng cuộng, dù đã 70 nhưng da thịt ông rất chắc chắn. Ông của tôi rất giản dị trong việc ăn mặc và ăn uống, ông thích nhất là mặc quần ngắn khi ở nhà cùng với áo thun cổ rộng. Còn khi đi thăm đồng ông chỉ mặc thêm 1 chiếc quần dài và một chiếc áo sơ mi bạc màu nữa là xong, vì ông thường đi thăm vườn vào buổi sáng hay chiều tối nên ông không cần phải che chắn gì nhiều. Ông rất thích uống trà nóng và ăn đường thốt nốt. Phải chăng vì cuộc đời đã quá nhiều sóng gió nên ông muốn thưởng thức những vị ngọt và nhâm nhi vị chát trên đầu lưỡi? Nhìn cái dáng uống trà khoan thai của ông tôi cứ ngỡ như một ông tiên đang ngự trên mây cao và suy ngẫm sự đời. Những ngày về thăm ngoại, thức sớm cùng ông ngồi xem ông đun nước, pha trà và ngắm đồng ruộng, trong ánh sáng mờ sương của buổi bình minh, tôi nghe trong lòng phấn khởi và vui sướng lạ thường.
 
Ông tôi rất hiền lành, đó có lẽ là đặt điểm nổi bật nhất khi bà tôi nói rằng bà lấy ông tôi vì điều đó. Ông tôi rất hiền từ, trong cách ông chăm bón khu vườn, cách ông nói chuyện với con cháu và trong cả cách ông chăm lo cho bà tôi. Ông bà tôi rất yêu thương nhau và luôn dành cho nhau những lời lẽ ngọt ngào. Hai ông bà tôi chỉ sống một mình, không sống cùng con nhưng chính vì như vậy mà mỗi lần về quê thăm ông bà, tôi cứ tưởng rằng mình đang đến nhà của một ông tiên, một bà tiên nào đó trú ẩn vài ngày, như lạc vào thế giời cổ tích xa xưa, chỉ có hoa cỏ và tình yêu thương.
 
Ông tôi rất yêu thương cây cối, nhìn khu vừng trước cổng rào và khu vườn tượt sau lưng nhà cũng đủ thấy ông đã công phu như thế nào. Ông trồng rất nhiều hoa, mà chỉ cần là hoa bà thích là ông cố gắng mài mò trồng cho bằng được. Còn về rau quả, ông đã nghiên cứu và trồng cả các giống cây xứ ôn đới nữa, ông trồng rau bằng tình yêu thương, bằng tấm lòng nâng niu nên loài nào cũng không phụ lòng ông, đều cho hao, kết quả xum xuê, nào các loại đậu, hành, hẹ, rừng, dưa…vv. Cứ mỗi độ về quê là tôi được ông bà vỗ béo lên tận 2 – 3kg. Ổng bảo ông trồng nhiều một là vì ông yêu cây cỏ, và quan trọng nhất là không cần bà phải mất công lặn lội đi xa mà vẫn có cái bà muốn ăn, không hại sức khỏe.
 
Ông của tôi là thế đấy, ông ngày trẻ nuổi cả gia đình hơn mười người con, nay lớn tuổi thì ông chăm sóc cho bà, cho con cho cháu, cho những thú vui an nhàn. Với tôi ông như là hiện thân của ông bụt hiền lành, hiện thân cho cái tình cảm vĩnh cửu mà ông đã dành cho bà. Ông là người tôi rất ngưỡng mộ, tôi luôn ao ước ông bà luôn dống mãi với tôi để tôi học ở ông cách yêu thương con người và yêu thương cây cối.
 
Bài làm 2
 
Ông nội em năm nay đã gần tám mươi tuổi. Tuy thế, ông vẫn thật khỏe mạnh. Ông có dáng người đậm và chắc, bước đi điềm tĩnh, khoan thai. Râu tóc của ông đã bạc trắng nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đôi mắt của ông không còn màu đen trong tinh anh mà đã thoáng màu mờ đục, khi đọc sách, ông thường phải dùng đến cặp kính lão cất cẩn thận trong hộp. Râu ông mọc dài đến ngang ngực. Đôi lúc, hình ảnh của ông khiến em nghĩ đến một ông tiên, ông Bụt nào đó trong cổ tích. Đặc biệt, hai cánh tay của ông còn khá săn chắc, thỉnh thoảng, ông vẫn xách những xô nước mà em phải ì ạch mãi không di chuyển được. Nhìn ông đánh đàn trâu ra bờ mương chăn không ai tin được tuổi ông đã đến vậy. Ông cũng rất ít ốm đau, các cô bác hàng xóm thường khen: “Ông thật có phúc!”. Riêng em, em hiểu rõ tại sao sức khỏe của ông lại tốt như thế. Ấy là vì ông rất chăm tập thể dục. Sáng sáng, ông dậy sớm làm vệ sinh cá nhân rồi lên tầng thượng tập tạ. Buổi chiều, ông lại gọi em, hai ông cháu chạy bộ trong sân trường tiểu học. Thêm nữa còn là chế độ ăn uống của ông. Mồi bữa ông ăn nhất định một sô lượng cơm, ăn nhiều rau và mỗi ngày uống một chén rượu nhỏ. Điều em khâm phục nhất là ông giữ chế độ tập luyện và ăn uống rất điều độ. Em học được ở ông tính tự giác và kỉ luật cao: theo tấm gương ấy của ông, em học bài và làm bài đều đặn, cô gắng không để những việc riêng làm ảnh hưởng đến chuyện học tập.
 
Không chỉ vậy, ông còn là một tấm gương mẫu mực về lối sống trong gia đình khiến mọi người yêu quý, kính trọng. Ông sống tiết kiệm, ngăn nắp và điềm tĩnh. Phòng riêng của ông lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Ông thường tự quét dọn, sắp xếp lấy phòng mình ít khi phiền đến con cháu. Mỗi dịp lễ Tết, bố mẹ em lại muốn mua biếu ông quần áo hoặc bộ cần câu mới nhung ông đều từ chối nói rằng để cho cu Tít (là em) ăn học. Đôi khi, bố mẹ em có điều gì to tiếng với nhau, ông lại nhẹ nhàng hòa giải, nhắc nhở rằng phải biết lấy hòa thuận trong gia đình làm trọng, tránh cãi vã lẫn nhau ảnh hưởng không tốt đến con cái.
 
Riêng em, từ nhỏ đến lớn, em giống như cái bóng nhỏ loắt choắt theo chân ông. Với em, ông vừa cưng chiều vừa nghiêm khắc dạy dỗ. Được ai biếu tặng tiền, ông đều gọi bố mẹ em đến nói rằng ông cho thăng Tít, dặn bố mẹ em phải biết cách tiêu cho con. Lương hưu hàng tháng, ông cũng trích ra để khi thì mua cho em sách vở, lúc lại mua quà hay mua quần áo mới cho em. Những lúc rảnh rỗi, ông còn dạy em làm điều, làm đèn Trung thu, câu cá… Thậm chí, ông còn làm “quân sư” cho em khi em gặp những chuyện không hay, khó xử nữa. Bởi thế, với em, nhắc đến ông là nhắc đến bao niềm yêu thương đầy thiêng liêng, xúc động.
 
Ông nội thật là một cây cao bóng cả tỏa mát trên mái nhà của gia đình em. Yêu quý ông, em ước ông sống thật lâu để em được học từ ông những điều hay điều đẹp. Em cũng tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để làm ông vui lòng!
 
Bài làm 3
 
Điều may mắn nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ đó chính là có được một mái nhà yêu thương, đó là nơi nuôi dưỡng ta trưởng thành, vỗ về ta mỗi khi ta gặp biến cố cũng như khó khăn trong cuộc sống. Gia đình là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi mình muốn trở về sau những cơn yếu lòng và cũng là nơi có thể tiếp cho ta thêm sức mạnh để tiến lên phía trước. Bởi ở đó, gia đình luôn có những người yêu thương ta thật lòng, quan tâm chúng ta bằng tất cả tấm lòng chân thành, tự nguyện nhất. Và tất cả gia đình luôn tạo cho niềm tin vững bước, các thành viên trong gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu trong tôi, trong đó người mà tôi kính trọng nhất, đó chính là ông nội.
 
Gia đình tôi bao gồm ba thế hệ, ông bà, bố mẹ và chị em tôu, đó là đại gia đình mà tôi luôn luôn tự hào. Vì từ nhỏ tôi đã sống chung với ông bà nên tình cảm tôi dành cho ông bà không phải chỉ là sự thân thiết, gần gũi đơn thuần, mà còn là tất cả sự kính trọng, yêu thương. Ông nội là người tôi luôn kính mến, ngưỡng mộ và cũng là người dạy tôi nhiều điều hay lẽ phải ở đời. Ông nội tôi vốn là một cựu chiến binh, từng vào sinh ra tử trên chiến trường Trường Sơn để bảo vệ đất nước, mang lại độc lập của dân tộc.
 
Trong những năm 1954, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc thân yêu, ông tôi đã tự nguyện xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược quê nhà. Qua những bài học lịch sử trên lớp và những câu chuyện chiến trường mà ông hay kể cho tôi thì tôi đã mường tượng ra rằng chiến trường là nơi vô cùng nguy hiểm, nơi mà quân ta phải đương đầu với quân địch, trong không khi mưa bom bão đạn như vậy thì tính mạng của người lính cũng hết sức mong manh. Hiểu được như vậy tôi càng cảm thấy ngưỡng mộ và tự hào về người ông anh hùng của mình.
 
Vì đất nước, vì Tổ quốc và vì đồng bào ông của em đã tham gia đấu tranh chống Pháp. Nhưng có thể nói cái ác liệt của chiến tranh cũng không làm ông nhụt chí, trong mọi hoàn cảnh ông đều kiên cường vượt qua, và không chỉ đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mà khi đế quốc Mĩ xâm lược thì một lần nữa ông em xung phong chiến đấu ở chiến trường miền Nam thống nhất đất nước. Tuy may mắn hơn các đông nghiệp của ông là có thể trở về được an toàn nhưng ông tôi cũng phải mang nhữn thương tật bên mình, chân phải của ông từng bị trúng đạn giặc nên giờ đây ông không đi được như bình thường được nữa. Và tôi rất thương ông vàomỗi ngày trái gió trở trời thì ông lại bị đau nhức xương cốt.
Và cứ mỗi lần ông bị đau chân như vậy,tôi thường giúp ông đi lên những bậc hè cao, đỡ ông xuống sân khi ông muốn ra vườn cắt tỉa những chậu cây cảnh. Bất giác tôi chợt nhớ đến những câu thơ trong bài “Thương ông” , tôi như thấy tình cảm của cậu bé dành cho ông trong bài thơ cũng giống như tình yêu tôi dành cho ông nội của mình:
“Ông bị đau chân
 
Nó sưng nó tấy
 
Đi phải chống gậy
 
Khập khiễng khập khà
 
 
Vì nó thương ông”
 
Ông tôi tuy là cựu chiến binh nhưng lúc đất nước mới được giải phóng, ông không được công nhận là thương binh bởi một lý do là trong một trận hỏa hoạn đã thiệu rịu tất cả và có cả những giấy tờ liên quan. Tuy còn nhỏ tôi vẫn chưa hiểu nhiều lắm nhưng em thấy ông bị đối xử rất bất công trong cuộc sống này. Ông đã dùng cả tuổi trẻ để đấu tranh chống giặc giành chính quyền, đến cả khi sự sống và cái chết chỉ mong manh trong gang tấc. Trở về thời bình mang trong mình những nỗi đau của chiến tranh gây lên. Còn khi hòa bình lập lại không những không được công nhận chiến công mà còn bị phủ định hết những công lao trước đó, một tờ giấy có thể chứng minh được điều gì, quan trọng không phải ông của em đã làm được gì cho đất nước hay sao?
 
Nhưng ông lại luôn luôn lạc quan không bao giờ nghĩ đến những đòi hỏi những sự cống hiến của mình phải được công nhận. Ông luôn luôn nói với tôi những câu truyện chiến tranh vào sinh ra tử và kết thúc bằng câu hát “Đừng hỏi Tổ quố đã làm gì cho ta, mag hãy hỏi ta đã làm được gì cho Tổ quốc hôm nay?” không những không tức giận mà còn rất bình thản, bởi theo ông thì mục đích ông ra chiến trường, vào sinh ra tử cùng những người đồng đội không phải để nhận lấy những lời khen ngợi, được nhận những huân chương cao quý, mà đơn giản chỉ là muốn giành lại độc lập cho dân tộc, bảo vệ cuộc sống của những người Việt Nam. Ông tôi là một người nhân hậu như thế đó. Có thể cảm nhận được tấm lòng của ông cũng thật đáng trân trọng, những đức tính tốt của ông là mục tiêu để tôi cố gắng học tập, phấn đấu.
 
Ông hay kể cho tôi những câu chuyện ở chiến trường, ông nói về cái ác liệt của chiến tranh, và luôn luôn tự hào khi nói về tình đoàn kết giữa những người lính, ông nói cuộc sống chiến trường gian khổ, thiếu thốn nếu như không có những người đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thì khó có thể vượt qua tất cả. Những người lính trong lời kể của ông là những người có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, lí tưởng cao đẹp, họ cũng là những người lạc quan, yêu đời, trong khói lửa của chiến tranh họ vẫn cất cao những lời ca tiếng hát, tự động viên tinh thần đấu tranh của mình.
 
Ông là người tôi yêu quý nhất, ông có tấm lòng nhân hậu to lớn cùng rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp. Ông luô luôn là tấm gương sáng để thế hệ con cháu như chúng em noi theo. Tôi rất yêu quý và tự hào khi là một đứa cháu nhỏ của ông.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top