Trang chủ » Bài văn cảm nghĩ về bố của em lớp 7 hay nhất

Bài văn cảm nghĩ về bố của em lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…
 
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
 
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!
 
Bài làm 2
 
Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta, mẹ chăm lo cho ta từng bữa ăn, giấc ngủ và dạy ta nhiều điều để ta vững bước trên đường đời. Những lời hát ru và dòng sữa mát lành của mẹ luôn in đậm trong ký ức và tiềm thức của mỗi chúng ta.
.Đối với riêng tôi, đứa trẻ không còn mẹ khi lên 3 tuổi thì ký ức của tôi về mẹ không nhiều. Đó chỉ là những cảm giác thân thuộc và gần gũi khi ai đó nhắc đến mẹ. Người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là người cha thân yêu của tôi. Bởi cha vừa là cha, vừa thay mẹ chăm sóc tôi, nuôi dạy tôi nên người. Sáng nào cha cũng dạy rất sớm chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Biết con gái thích ăn cơm rang nên buổi tối hôm trước cha thường nấu nhiều cơm để sáng hôm sau có cơm nguội rang cho tôi. Cơm rang cha làm, tôi lúc nào cũng ăn được hai bát. Không những vậy, cha tôi thường chuẩn bị quần áo cho tôi mặc đi học. Cha luôn dạy tôi rằng, là con gái luôn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, vậy nên quần áo của tôi dù không nhiều những bộ nào cũng được cha tôi giặt và là phẳng rồi treo sẵn trong tủ cho tôi. Ăn sáng và mặc quần áo xong cha trở tôi đi học trên chiếc xe máy mà ông nội đã để lại cho cha khi ông qua đời. Chiếc xe đó dù đã cũ những đó là tất cả tài sản của hai cha con tôi. Nhà tôi ở xa trường, đường thì khó đi nên ngày nào cha cũng trở tôi đi học rồi lại đón tôi về. Dù trời nắng hay trời mưa, có lần khi trở đi tôi đi học về do đường trơn nên cha bị ngã xe nặng lắm, vậy nhưng chưa bao giờ cha cảm thấy vất vả và cáu gắt lên với tôi. Đã có lần tôi trách cha vì đến đón tôi muộn để tôi phải chờ và bị đói nhưng cha cũng chỉ mỉm cười và nói xin lỗi tôi. Tôi thực sự cảm thấy thương cha tôi vô cùng.
 
Cuộc sống của hai cha con cũng vất vả, ngoài lo việc gia đình cha tôi làm công việc chính là thợ xây. Những ngôi nhà gần nhà tôi cũng có một phần tay cha tôi xây nên. Tôi luôn tự hào về người cha đáng kính của tôi. Mặc dù mẹ tôi không còn nữa, dù đôi khi tôi cảm thấy tủi thân và thiệt thòi nhưng suy nghĩ đó của tôi chỉ là thoáng qua bởi bên cạnh tôi luôn có một người mẹ thứ hai là cha tôi. Dù là con gái nhưng chuyện gì tôi cũng tâm sự với cha, có những lúc cha ủng hộ suy nghĩ của tôi nhưng cũng có những lúc cha cho tôi những lời khuyên bổ ích để tôi biết tôi làm thế đúng hay sai? Cha thay mẹ chăm sóc cho tôi mọi thứ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cha tôi khéo tay lắm, món gì cha cũng nấu rất ngon nhất là món thịt kho tàu, khi nào cha nấu món này thì tôi ăn được rất nhiều cơm. Buổi tối, trước khi đi ngủ cha luôn dặn tôi rằng phải sắp xếp sách vở trước để chuẩn bị cho ngày hôm sau, nếu mai có dạy muộn thì cũng không bị quên sách vở. Những lời dạy của cha đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Là con gái nên có những lúc tôi nhớ mẹ da diết, nhưng rồi nhanh chóng tôi lại nghĩ đến cha tôi và vui lên. Có cha ở bên cạnh, tôi thấy mình có đủ sức mạnh để vượt qua và làm được mọi thứ.
 
Trong suy nghĩ của tôi, cha là một người tuyệt vời nhất trên thế gian. Dù cuộc sống có vất vả thế nào thì tôi luôn tự dặn lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để cha luôn cảm thấy hãnh diện về tôi. Tôi sẽ luôn nghe lời cha và không bao giờ làm cha buồn lòng để cha luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc bên tôi.
 
Bài làm 3
 
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…
 
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
 
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!
 
Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.
 
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
 
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em
 
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
 
Bài làm 4
 
Đối với mỗi chúng ta sẽ luôn có những người khiến ta phải biết ơn, phải trân trọng và phải biết học hỏi để ta có thể lớn lên, để hiểu biết và có thể tự đứng lên trên đôi chân của mình, và đối với em đó chính là bố của em.
 
Bố em năm nay đã ngoài 50 tuổi, bố em có một dáng người không cao lắm, bố có một làn da ngăm đen. Trên đầu bố đã có thêm nhiều sợi tóc bạc, và bên đuôi mắt của bố đã bắt đầu có những nếp nhăn.
 
Bố em làm thủy thủ, cũng chính bởi vậy mà thời gian ở nhà của bố em rất ít. Một năm bố chỉ được về nhà có 5,6 lần và mỗi lần bố em ở nhà nhiều nhất là một tuần rồi bố lại đi. Bởi vì đó là công việc của bố nên em cũng rất ít khi được gặp bố. Mỗi lần đi học về, em lại thấy các bạn được bố đón về còn em thì toàn là mẹ hay ông bà đón về. Nhiều khi em thường mong bố về để bố có thể đón em đi học về và đưa em đi chơi nữa. Mỗi lần bố về cả nhà em lại rất vui, cả nhà lại cùng làm cơm, ăn cơm và cả nhà em lại được bố cho hai chị em em đi vườn trẻ. Những lúc như thế vui lắm.
 
Cũng có những lần, bố em được nghỉ phép được hơn 1 tháng, thế là chị em em vui lắm, suốt ngày chúng em cứ bám lấy bố suốt thôi. Nào là bố đưa em và em trai đi học, bố cho đi chơi rồi bố lại dạy chúng em học nữa.
 
Em rất thích công việc thủy thủ của bố, và em ước sau này có thể trở thành một thủy thủ giỏi giống như bố em. Công việc của bố suốt ngày phải đi lênh đênh trên biển và đến những đất nước khác: Myanma, Singapore,… và mỗi lần đến một đất nước mới, bố em lại mua những món quà kỷ niệm cho cả hai chị em em. Rồi những lần bố em về, bố lại kể cho chúng em nghe về những điều thú vị ở đất nước đó, nhiều câu chuyện của bố kể mà chúng em cười đến đau cả bụng.
 
Những hôm tàu về cảng, bố lại cho chúng em lên tàu để có thể tìm hiểu được nhiều điều và chúng em coi đó như là một cuộc khám phá. Con tàu của bố em rất to và được trang bị rất nhiều những thiết bị hiện đại, lúc bố em điều hành công việc, trông bố em rất là cừ khôi, những tấn hàng lớn được cần cẩu bốc lên thì lại được bố em chỉ đạo để xếp vào khoang hàng thật là nhẹ nhàng.
 
Em rất thích công việc của bố em, sau này em sẽ học tập thật giỏi để sau khi lớn lên em có thể tiếp tục được làm công việc của bố. Mặc dù bố em không thường xuyên ở nhà nhưng tối nào bố em cũng gọi điện về và trò chuyện với ba mẹ con em, trong nhà có chuyện gì mới, em và em trai được điểm như thế nào thì bố em cũng đều nắm rõ trong lòng bàn tay. Bởi vậy mà em càng yêu bố và thương bố nhiều hơn.  Em hứa sẽ học tập thật giỏi, sẽ ngoan ngoãn, vâng lời mẹ và sẽ chỉ dạy em trai học tập thật tốt để sau này khi bố em về em sẽ khoe bố những bông hoa điểm mười của cả em và em trai em.
 
Bài làm 5
 
Bố – sao tiếng gọi lại tha thiết, thân thương đến vậy? Người bố, đó là người đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Bố là mái ấm che chở, bảo vệ cho chúng ta, là trụ cột vững chắc trong gia đình.
 
Em cũng có một người bố mẫu mực. Dáng bố trông thật to cao và em cũng rất hãnh diện vì cái dáng đó của bố đối với bạn bè. Bố là một người rất yêu thương em. Có một câu chuyện mà em còn nhớ mãi. Chả là thế này, ngày xưa, nhà em nghèo lắm. Tết đến, cả gia đình em ra phố chơi xuân như mọi gia đình khác. Thấy con người ta, tay đứa nào cũng cầm quà do bố mẹ tặng mà con mình lại không có. Bố thương em quá, nghĩ em tủi thân liền bỏ ngay chiếc áo mới được cho để đi đổi lấy tiền mua quà cho em vui. Khi nhận được món quà ấy, em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Nhưng sau đó, em lại thấy chạnh lòng thương bố, vì em mà bố đã đánh đổi cả cái áo quý giá nhất cho em để em được hạnh phúc. Em cảm thấy rất xấu hổ vì đã có nhiều lần không nghe lời như không làm bài tập, cãi lại lời bố mẹ.
 
Dù rất chiều em như vậy đó. Thế nhưng chiều thì chiều nhưng bố vẫn luôn luôn nghiêm khắc dạy bảo em. Những lần đi chơi không xin phép là những trận đòn nhừ tử đau đến chết. Bố rất tâm lý, bố luôn dùng những lời lẽ phải trái để khuyên răn cho em mỗi khi em mắc lỗi. Chỉ đến lần thứ hai thì bố mới dùng đến roi vọt.
 
Bố luôn luôn hướng đến cái tốt cho em, tránh điều xấu xa cho con mình. Chỉ một biểu hiện bất bình thường nhất thôi là: trong bữa ăn, bố chỉ toàn gắp thức ăn sang bát em và mẹ mà chẳng bao giờ cho mình. Những gì tốt đẹp là bố mình dành cho em hết.
 
Bố thương em nên rất lo đến tương lai học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để cho em được học. Đối với em, bố cho rằng chẳng có nhiệm vụ nào khác ngoài ăn học. Tuy nhiên, bố không chỉ cho em học mà còn nhắc nhở em cả về thể thao nữa. Nghĩ là làm, thế là trong thời gian biểu của em có thêm một hoạt động nữa, đó là vào sáng sớm, cả hai bố con cùng dậy đi chạy bộ quanh hồ. Cũng có khi, vào buổi chiều, nếu rỗi, em có thể theo bố đi tập cử tạ. Nhờ thế mà em cũng có một sức khỏe, thể lực khá tốt. Bố có lúc còn dạy em đánh ghi ta nữa. Nhìn những ngón tay điêu luyện lướt trên dây đàn, em cảm thấy quá thán phục và cảm ơn ông trời đã ban cho em một người bố rất tốt và tâm lý với em.
 
Bố thương em như thế đó. Tinh yêu thương mà bố dành cho em là vô bờ bến. Em cảm nhận được tình yêu ấy nên em cũng rất thương bố. Em luôn luôn muốn làm bố thật vui vẻ để trả ơn cho bố. Công bố đúng như một bài ca dao:
 
"Công cha như núi Thái Sơn"
 
hay
 
" Công cha như núi ngất trời"
 
Giờ, bố em đã đi công tác xa được gần một tháng. Em nhớ bố quá. sắp tết rồi, thời tiết sẽ lạnh lắm. Bố ơi, bố phải mặc nhiều áo ấm đấy nhé! Bố phải giữ sức khỏe đấy, nếu không sẽ bị cảm. Bố có biết thiếu bố, con cảm thấy buồn và cô đơn đến thế nào không? Con chỉ mong sao, bố sẽ quay trở về ngay lập tức để con sẽ ôm chầm lấy bố để chỉ nói một câu, một câu thôi. Đó là: Con yêu bố!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top