Trang chủ » Bài văn Cảm nhận về Bài ca côn sơn lớp 7 hay nhất

Bài văn Cảm nhận về Bài ca côn sơn lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Nguyễn Trãi được xem là một nhà văn lớn trên nền trời Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho thơ ca, đặc biệt trong đó nổi bật lên là tác phẩm bài thơ côn sơn ca ,là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi đã viết bài thơ này trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao của mình.
 
Đầu bài thơ chúng ta đã thấy tác giả vẽ ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp đẽ và hùng vĩ với tiếng thác chảy rì rầm, hình ảnh Côn Sơn hiện ra trước mắt chúng ta thật thơ mộng và lãng mạn với tiếng suối chảy, có đá rêu phong, có rừng thông mọc rậm, có rừng trúc xanh mát. Đó chính là sự hoang dã của thiên nhiên . Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt với suối như tiếng đàn, rêu là chiếu , bóng râm là giường. Và trong ngôi nhà ấy ông để cho tâm hồn mình giao hòa với cảnh vật và vẽ lại nó bằng ngọn bút tài hoa của mình :
 
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 
Với tác giả thì tiếng vang động như vang vọng bên tai, chúng ta như cảm nhận được rằng tác giả đã cảm nhận được tác giả đã hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng hữu tình đó ,nó làm cho tam hòn của tác giả bay bổng, thanh thản trước những cảnh tượng đẹp đến nỗi nếu ai gặp chắc chắn cũng phải thốt lên.
 
Tác giả đã ví tiếng nước chảy giống như tiếng đàn cầm bên tai mình, rừng thông, tán lá giống những mái che cho tâm hồn của nhà thơ . Thi nhân lặng lẽ ngồi bên phiến đá đã bao phủ bởi rêu phong  cảm thấy như chiếc chiếu êm. Những hình ảnh,màu sắc, tâm hồn nhà thơ hiện lên bằng những liên tưởng vô cùng tha thiết và đằm thắm qua những câu thơ:
 
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
 
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
 
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
 
Trong rừng có bóng trúc râm,
 
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
 
Về đi sao chẳng sớm toan
 
Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn nhưng tâm trạng vẫn đang lo lắng cho mối an nguy của đất nước ,chính vì thế cho nên tác giả muốn tìm đến những nơi vắng vể không vướng bụi trần ,nơi đó chỉ có thiên nhiên cây cỏ,có tiếng suối reo cùng bóng trúc tỏa bóng râm mát và hưởng thụ một cuộc sống không có bụi trần.
 
Bài làm 2
 
Sự chiêm nghiệm của nhà thơ đang thấm một nỗi buồn, khi tóc đã bạc chỉ biết làm bạn với mây múi, gió trăng :
 
“Láng giềng một áng mây bạc,
 
Khách khứa hai ngàn núi xanh”.
 
Những nỗi lo toan của Nguyễn Trãi về thanh danh khi về ở ẩn
 
“Núi gò đài các đó đây
 
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”
 
Triết lí về cuộc đời của Nguyễn Trãi là mang cả một nỗi buồn sâu thẳm lan rộng trong tâm hồn nhà thơ. Từ những chiêm nghiệm về lịch sử của phong kiến ,về những thăng trầm cuộc đời, về những nhục vinh từng nếm trải thì ông đã cảm thông cho số kiếp của con người . Chính cái nhìn và suy ngẫm ấy đã mang tính nhân bản sâu sắc cao. Bi kịch Nguyễn Trãi là bi kịch của kẻ sĩ trong xã hội Phong Kiến, bi kịch của lịch sử. Chính vì vậy mà ông đã viết :
 
Sao, Do bằng có tái sinh,
 
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
 
Bài ca Côn Sơn là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp qua con mắt của nhà thơ, qua đó nói lên tâm sự của tác giả đối với vận mệnh của đất nước mình.
 
Bài làm 3
 
Bài ca Côn Sơn” được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian hòa bình, ông đã cáo quan về sống ở Côn Sơn. Mảnh đất Côn Sơn này không chỉ là quê hương mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Bài thơ “Côn Sơn ca” vừa là bài ca thiên nhiên, vừa là bài ca tâm trạng, chúng hòa quyện thống nhất trong cảm xúc của thi nhân. Vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên nhưng vẫn thấm nhuần ý vị trữ tình của tâm trạng.
 
Sự giao hòa giữa con người và cảnh vật thiên nhiên được thể hiện khá rõ trong đoạn thơ, qua đó đã phản ánh được nhân cách thanh cao và tâm hồn phóng khoáng của Nguyễn Trãi:
 
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 
Côn Sơn có đá rêu phơi,
 
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm,
 
Trong rừng thông mọc như nêm,
 
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
 
Trong rừng có bóng trúc râm,
 
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”
 
Với nhịp thơ rộn rã như nhịp đàn, nhịp phách. Tinh thần sảng khoái trong tâm hồn tác giả đã tạo nên chất phóng khoáng của lời thơ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên với dòng nước suối trong chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt. Phiến đá thì phẳng và mọc rêu xanh, mịn như chiếu êm, các cây tùng thông mọc như nêm, rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Khung cảnh Côn Sơn hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt, không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy nào. Trong bài thơ, ta thấy đại từ “ta” xuất hiện đến năm lần,và đó chính là tác giả, hình ảnh đó khiến cho tác giả giống như một nhà hiền triết hoặc một Tiên ông đang đắm mình vào thiên nhiên tuyệt mĩ.
 
Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh Côn Sơn với cây, suối, và có chính nhân vật trữ tình là mình. Thiên nhiên Côn Sơn khoáng đạt và thanh tĩnh, bao trùm lên tất cả là màu sắc xanh tươi, hình ảnh cây trúc, cây tùng trong văn chương còn tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử. Nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ đầy quyến rũ, bao nhiêu lo lắng muộn phiền của cuộc đời dường như được trút sạch, còn người và thiên nhiên đã hòa vào làm một. Nhà thơ không chỉ cảm nhận cảnh vật thiên nhiên ấy bằng thị giác và thính giác mà còn cảm nhận bằng cả trái tim, ta có thể  nhận thấy cái “tâm” trong sáng và cái tài độc đáo của Nguyễn Trãi qua bài thơ này. Bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên thì ở bốn câu thơ sau, tác giả đã kín đáo lồng vào trong đó lời khuyên xuất thế. Nguyễn Trãi cáo quan về quê, người ta tưởng ông bất mãn, chán đời và sống ẩn dật để quên đời quên mình. Nhưng thực tế không phải vậy, khi ông được trở về Côn Sơn, ông như con chim được sổ lồng tung cánh, cảm thấy mình thực sự được tự do giữa trời cao đất rộng, được sống thật với chính mình. Thi sĩ đã có những lúc dạo chơi, cao hứng ngâm nga giữa núi rừng quê nhà. Phong thái ấy thật giản dị, ung dung mà thật cởi mở và chan hòa.
 
Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, chúng ta hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của ông, đồng thời cảm nhận được nỗi lòng của một người đã gần trọn cuộc đời lo cho dân, cho nước như Nguyễn Trãi, khi cuối đời lại phải sống trong lòng đố kị, ghen ghét của bọn nịnh thần.
 
 
 
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị tài ba mà còn là văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Với tinh thần nhập thế  đầy mạnh mẽ, ông luôn khát khao được cống hiến tài năng cho đất nước, triều đại Tuy nhiên, thế sự luôn đổi thay, triều đình đầy rãy bọn tham quan nịnh hót, tiếng nói của người hiền tài như Nguyễn Trãi không được trọng dụng nên ông đã quay về ở ẩn tại Côn Sơn. Trong quá trình ở ẩn tại đây, ông đã có rất nhiều sáng tác có giá trị, nổi bật nhất trong số đó có thể kể đến đó là bài thơ Bài ca Côn Sơn.
 
Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn, đây cũng là mảnh đất đầy đặc biệt gắn bó với những kỉ niệm từ thời thơ ấu đến khi về già. Khung cảnh cây cối tươi tốt, hữu tình nơi đây đã gợi lên trong lòng  thi nhân tình yêu thiên nhiên, cùng với đó là bao xúc cảm đặc biệt vbowis vùng đất đặc biệt.
 
Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Trãi đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh Côn Sơn đầy đủ cả màu sắc và âm thanh:
 
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
 
Có thể hiểu “ta” ở đây là đại từ mà Nguyễn Trãi sử dụng để chỉ mình, nhờ đó mà những cảm xúc được gợi ra trong bài thơ cũng vô cùng chân thực, gần gũi. Xuyên suốt bài thơ, từ “ta” xuất hiện 5 lần tạo ra sự liền mạch trong cảm xúc, đồng thời qua đó độc giả cũng cảm nhận được bức chân dung sinh động nhất của  tâm hồn người thi nhân.
 
Quay trở lại với câu thơ, âm thanh tiếng suối rì rầm trong khung cảnh núi rừng được nhà thơ liên tưởng đến âm thanh du dương, trầm bổng của tiếng đàn cầm. Có thể thấy, bằng sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến âm thanh quen thuộc, gần gũi trở nên thật đặc biệt, dường như tiếng suối đã hòa điệu với tâm hồn thi nhân  để trở thành cây đàn đa thanh đâỳ sức cuốn hút.
 
“Côn Sơn có đá rêu phơi
 
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
 
Bức họa phong cảnh Côn Sơn không chỉ được điểm xuyết bởi âm thanh tiếng suối rì rầm mà còn bằng cả những hình ảnh đầy chân thực, đó chính là hình ảnh đá rêu phơi, mà trong cảm nhận của nhà thơ nó giống như chiếu êm. Một cảm nhận đầy độc đáo nhưng qua đó cũng thấy được tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ đã khiến một phiến đá vô tri, khô cứng trở thành mặt chiếu mềm mại, dịu êm.
 
Từ những cảm nhận độc đáo qua 4 câu thơ  đầu có thể cảm nhận được phần nào cảm xúc say mê, hào hứng của nhà thơ trong thưởng ngắm khung cảnh Côn Sơn. Tuy nhiên, đến 4 câu thơ sau, cảm xúc ấy một lần nữa được đẩy lên cao trào.
 
“Trong ghềnh thông mọc như nêm
 
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
 
Trong rừng có bóng trúc râm
 
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
 
Câu thơ gợi ra cảm giác như Nguyễn Trãi đang nằm giữa một rừng thông xanh mát với tâm hồn thư thái, không chút vướng bận mà thả hồn vào tự nhiên núi rừng. Khung cảnh hữu tình đã gợi lên cảm hứng thơ ca “Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
 
Nếu như ở 4 câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Cô  Sơn được phác họa bằng những nét vẽ khách quan thì ở những câu thơ sau tác giả lại mượn khung cảnh ấy để dãi bày những nỗi niềm thầm kín, thể hiện khát khao nhập thế đến cháy bỏng. Tuy về ở ẩn do bất mãn với thời đại nhưng trong tâm sáng của người hiền thần, Nguyễn Trãi chưa bao giờ thôi hướng về cuộc sống thế sự, về việc chiều chính.
 
Đến giai đoạn văn học hiện đại, ta cũng bắt gặp một tấm gương hết lòng vì dân vì nước, về thế sự nhân dân, đó chính là Hồ Chí Minh. Ta bắt gặp những nét tương đồng về tình yêu nước, về  tư tưởng giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh khuya hay Rằm tháng riêng.
 
Như vậy, bằng tình yêu thiên nhiên mãnh liệt cùng tâm hồn nhạy cảm của thi nhân, Nguyễn Trãi đã khắc họa thành công bức tranh khung cảnh Côn Sơn đầy chân thực, ấn tượng, đồng thời qua đó thấy được những tâm sự thầm kín của một con người yêu người yêu nước, thương dân.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top