Trang chủ » Bài văn Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7 hay nhất

Bài văn Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Bài thơ này gồm có bốn câu là sự kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa cảnh và tình. Thi nhân từ xưa đến nay hay mượn cảnh để tả tình, mượn cảnh để tỏ bày nỗi niềm tâm sự của mình. Lí Bạch cũng thế. Ở hai câu đầu, ông viết:
 
Đầu giường ánh trăng rọi
 Ngỡ mặt đất phủ sương…
 
Hai câu thơ này tả trăng nhưng không chỉ để tả trăng. Ánh trăng rọi sáng tượng trưng cho đêm thanh tĩnh. Trong đêm ấy, thi nhân không ngủ được. Trước ánh trăng lung linh vằng vặc, ông cứ ngỡ là mặt đất phủ sương. Phải là một tâm hồn có sức tưởng tượng phong phú, phi thường, một tấm lòng chất chứa bao nhiêu nỗi niềm mới có được cảm xúc ấy, cái nhìn tuyệt vời, thơ mộng ấy.  Hai câu thơ tiếp theo là:
 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương…
 
Thời tuổi nhỏ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng. Lớn lên thành thi sĩ, ông đã có nhiều bài thơ nói đến trăng, ở đây Lí Bạch cũng không sao dửng dưng được với trăng. Có thể lòng đang chất chứa bao nỗi ưu tư nên đêm khuya, thi nhân trằn trọc không sao ngủ được. Thấy trăng sáng rọi đầu giường, ông mừng như gặp lại cố nhân, ngẩng đầu lên tìm lại vầng trăng thân thuộc cũ, vầng trăng đêm nay bất chợt gợi lại hình ảnh vầng trăng thời niên thiếu trên núi Nga Mi thuở nào. Vì thế, vừa ngẩng đầu lên, thi nhân liền cúi ngay đầu xuống.
 
Hai tư thế đối ngược nhau “ngẩng đầu”, “cúi đầu” làm bật ra mạch cảm xúc “vọng minh nguyệt, tư cố hương” dạt dào, lai láng. Khi “ngẩng đầu” lên nhìn trăng, lòng vui vẻ phấn khởi và thoải mái bao nhiêu thì khi “Cúi đầu” xuống tưởng nhớ đến cố hương thì lòng buồn rầu trăn trở bấy nhiêu. “Cố hương” là quê xưa, là mảnh đất cắt rốn chôn nhau, là nơi có bao người thân yêu đang sống hay đã gửi vào đất nắm xương tàn. Đối với kẻ lưu lạc nơi quê người đất khách, hai chữ cố hương thật quá đỗi thiêng liêng sâu nặng day dứt đến khôn cùng.
 
Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tuyệt vời. Thật đúng với nhận xét của Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là "Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cùng là bài "Tĩnh dạ tứ" ấy.
 
Bài làm 2
 
Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
 
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
 
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương
 
Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên.
 
Câu thơ thứ ba:
 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
 
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
 
Cúi đầu nhớ cố hương
 
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
 
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
 
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
 
Bài làm 3
 
Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ X), là một trong những thành tim tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc, đồng thời là một thành tim đột xuất của thơ ca nhân loại. Cho đến nay, các nhà sưu tầm và nghiên cứu còn lưu lại được gần 50000 bài thơ của hơn 2000 nhà thơ Đường. Thơ Đường vừa độc đáo vừa có tính cổ điển nhưng lại thể hiện một cách đầy đủ, tập trung đặc điểm của thể loại thơ. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần ba thế kỉ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh trung học cơ sở, thơ Đường là những sản phẩm tinh thần vừa xa vừa xưa. Nhưng học thơ Đường không phải chỉ là chiêm ngưỡng những "cổ vật" mà chứng ta vẫn hiểu được tiếng nói của người xưa và vẫn rung cảm, thấm thía được những tâm hồn cao đẹp.
 
Chất "Tiên Thi" của Lí Bạch được thể hiện ở bài thơ: Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).
 
Phiên âm chữ Hán :
 
                             Sàng tiền minh nguyệt quang,
 
                             Nghi thị địa thượng sương.
 
                             Cử đầu vọng minh nguyệt,
 
                             Đê đầu tư cố hương.
 
Tương Như dịch thơ :
 
                             Đầu giường trắng sáng rọi,
 
                             Ngỡ mặt đất phủ sương.
 
                             Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 
                             Cúi đầu nhớ cô hương.
 
Mới đọc, nhiều người ngỡ đây là bài thơ tứ tuyệt Đường thi. Nhưng thực ra không phải thế. Bởi vì Lí Bạch đã không phối hợp các thanh điệu trong mỗi câu thơ và trong cặp câu thơ theo đúng luật bằng trắc của Đường thi mà viết phóng túng theo cảm xúc của mình. Các nhà nghiên cứu xếp bài Tĩnh dạ tứ này thuộc thơ "cổ thể", tức thể thơ xuất hiện'trước thơ Đường. Bài thơ bốn câu, đan xen vừa tả cảnh vừa biểu hiện tình cảm của nhà thơ, cảnh và tình quan hệ khăng khít trong từng cặp câu, khó mà tách bạch. Chúng ta biết rằng, nhà thơ sáng tác bài thơ này khi đang phải sống nơi đất khách quê người với biết bao gian khổ và không nguôi nỗi nhớ quê hương. Hai câu đầu vừa tả trăng sáng vừa tự vẽ chân dung và tự bộc bạch tâm trạng của con người :
 
                             Đầu giường trăng sáng rọi,
 
                             Ngỡ mặt đất phủ sương.
 
Thấy trăng sáng đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường, chứ không phải đang ngồi (đọc sách), hay đang đứng ở ngoài sân ngắm trăng. Nằm trên giường, thao thức mãi không ngủ được, thấy trăng chiếu xuống, tưởng trời đã sáng, mặt đất phủ sương đánh thức mình trở dậy. Câu thơ thể hiện rõ tâm trạng khắc khoải, dáng hình trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Chỉ một chữ "ngỡ" (trong nguyên tác là "nghi" đủ nêu được hai trạng thái của cái tôi trữ tình Lí Bạch. "Ngỡ mặt đất phủ sương" trực tả tâm trạng bâng khuâng, bất định, vừa gián tiếp tả cử chỉ của người đang nằm trên giường "cúi đầu" xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người.
 
Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ dâng trào, cử chỉ cũng thêm bối rối, trằn trọc :
 
                             Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 
                             Cúi đầu nhớ cố hương.
 
Nếu ở hai câu trên, nhà thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì đến đây, cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch. Đang "cúi đầu" nhìn đất, nhớ quê, rồi ngẩng đầu "nhìn trăng sáng" để cố xua đi, để vợi bớt nỗi nhớ, thì nỗi nhớ bỗng trở lại, ngập tràn con tim, nên đành lại "cúi đầu nhớ cố hương". Nói khác đi, trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được, mà trái lại, dù ngẩng đầu nhìn trăng, hay cúi đầu nhìn đất thì nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng. Các động từ cử, vọng, bảy mươi xưa nay hiếm. Do đó, trở về nơi chôn nhau cắt rốn, mà bị xem như khách thì quả là chua xót. Các em nhỏ càng ngây thơ cười nói, hỏi han bao nhiêu, nỗi lòng nhà thơ càng tan nát bấy nhiêu. Tình huống và giọng điệu của hai câu cuối bài thơ vừa hài vừa bi như muốn cười ra nước mắt.
 
Qua bài thơ, Lý Bạch đã bày tỏ được tình yêu thiên nhiên, đất nước một cách thiết tha đối với những người xa quê. Yêu quê hương, cũng chính là yêu Tổ quốc. Tâm hồn của thi sĩ ấy thật cao đẹp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top