Trang chủ » Bài văn Phân tích bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7 hay nhất

Bài văn Phân tích bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7 hay nhất

 Bài làm 1
 
Tĩnh dạ tứ
 
Lí Bạch (701 – 762)
 
Sàng tiền minh nguyệt quang,
 
Nghi thị địa thượng sương.
 
Cử đầu vọng minh nguyệt,
 
Đê đầu tư cố hương.
 
Dịch nghĩa. Anh trăng sáng đầu giường,
 
Ngỡ là sương mặt đất Ngẩng đầu ngắm trăng sáng,
 
Cúi đầu nhớ quê hương.
 
Dịch thơ.
 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 
. Lí Bạch (701 – 762)
 
Đẩu giường ánh trăng rọi,
 
Ngỡ mặt đất phủ sương.
 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 
Cúi đầu nhớ cố hương.
 
… ‘Xa ngắm thác núi Lư’, ‘Đường đi khó’, ‘cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’là những bài thơ tuyệt tác của Lí Bạch cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
 
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng của Lí Bạch. Đây là bản dịch thơ:
 
‘Đầu giường ánh trăng rọi,
 
Ngỡ mặt đất phủ sương.
 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ Cố hương’
 
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn có 20 chữ nhưng đã tạo nên một bức tranh thủy mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình.
 
Đêm về khuya càng trở nên thanh tĩnh. Không gian bốn bệ vắng lặng. Không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu. Cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông. Nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng:
 
‘Đầu giường ánh trăng rọi’
 
Cả một không gian ngập tràn ánh trăng. Ánh sáng rọi vào đầu giường. Hình như trâng đã đánh thức thi nhân dậy. Thật cảm động, trăng đến khơi gợi một nguồn thơ và trăng là chất liệu tạo nên vần thơ dào dạt.
 
Ánh trăng sáng quá, tải khắp không gian, bao phủ khắp mặt đất. Câu thơ thứ hai biểu hiện một trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân vừa tỉnh giấc vừa nhìn trăng. Tràng đẹp và thơ mộng. Đêm đã sang canh, êm đềm thanh tĩnh. Chỉ có trăng và 128
 
nhà thơ. Thế rồi, Thi tiên Lí Bạch ‘ngẩng đầu’ ngắm trăng. Trăng với thi nhân như đôi bạn tri âm gặp nhau, nhìn nhau cảm động không nói lên lời. Cả ba câu thơ đầu đều tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh với tâm trạng ngỡ ngàng và bồi hồi của thi nhân. Câu 1 và 3 tả trăng bằng trực giác, câu 2 tả trâng bằng cảm giác. Một không gian nghệ thuật vừa thực vừa mộng, huyền ảo lung linh:
 
‘Đầu giường ánh trăng rọi,
 
Ngỡ mặt đất phủ sương.
 
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng’
 
Lúc bấy giờ, Lí Bạch đang sống nơi đất khách quê người. Giữa đêm khuya thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân. Ba câu thơ đầu gợi tả một tâm trạng: nỗi buồn cô đơn của khách li hương.
 
Hai câu thơ 3 và 4 được cấu trúc theo phép đối:
 
‘Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 
Cúi đầu nhớ cố hương’
 
Hai tư thế: ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’-, hai tâm trạng: ‘nhìn’ và ‘nhớ’-, hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê: ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. Hai hình ảnh ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’ đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng. ‘Cốhương’ là quê cũ thân yêu; ‘nhớ cố hương’ là nhớ tới gia đình, nhớ tới người thân thương ruột thịt, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ lại những thăng trầm một đời người… Ta từng biết, Lí Bạch quê ở Ba Thục, thuở nho thường leo len núi Nga – Mi để ngắm trăng và múa kiếm. Lớn lên, ông mang theo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm hiệp khách đi chu du mọi phía chân trời góc bể, chan hòa với gió trăng và tình bằng hữu… Vì thế, ánh trăng ‘đêm nay’ là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man mác.
 
‘Ánh trăng’và ‘cố hương’ gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình, hòa quyện thành một liên tưởng thấm thía, cảm động, nâng cánh cho hồn thơ bay lên. Trăng lênh láng tràn ngập. Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt.
 
Có thể nói ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là một bài thơ trâng tuyệt bút. Lí Bạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh ‘ánh trăng’ miền đất lạ để biểu hiện tâm tình: nổi buồn nhớ cố hương.
 
Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng hoa lệ, cảm xúc mênh mang, gợi lên bao nỗi buồn đẹp – tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp văn chương của bài thơ trăng này. Lí Bạch đã để lại hàng trăm bài thơ trăng. Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng li hương, ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng, chắc sẽ bồi hồi xúc động khi đọc bài thơ này của Thi tiên Lí Bạch.
 
 Bài làm 2
 
 Lí Bạch không chỉ được biết đến với tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn mà ông còn được biết đến với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương của mình.
 
   Chủ đề chính của bài thơ là “vọng nguyệt hoài hương” (ngắm trăng nhớ quê) là chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ. Lí Bạch cũng sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng bằng tài năng và cách cảm riêng của mình ông đã đem đến cho bài thơ những nét đặc sắc riêng cả về nội dung và nghệ thuật.
 
Hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, huyền ảo:
 
Sàng tiền minh nguyệt quang
 
Nghi thị địa thượng sương
 
Thời gian đã về khuya, cả không gian tĩnh lặng, tràn ngập ánh trăng, ánh sáng của trăng len lỏi vào cả căn phòng đặc biệt là nơi tác giả nằm ngủ. Hai chữ “minh” và “quang” đều nói về ánh sáng, bổ sung cho nhau làm cho sáng càng thêm sáng. Không gian yên ắng, tĩnh lặng, cái yên lặng không chỉ được thể hiện ở nhan đề bài thơ “tĩnh” mà còn được gợi lên từ không gian chỉ có màu sắc – tràn ngập ánh trăng, không hề xuất hiện âm thanh – sự tĩnh lặng tuyệt đối.
 
Trong không gian tĩnh lặng, vừa hư vừa thực đã khiến tác giả liên tưởng: “ngỡ mặt đất phủ sương”. Ánh trăng sáng dường như mang màu trắng nhẹ, không gian trở nên huyền ảo, ánh trăng mà cứ ngỡ sương phủ. Từ nhận biết bằng thị giác (nhìn ánh trăng) đến sự cảm nhận bằng xúc giác (sương thu). Hai chữ “nghi thị” (ngỡ là) cho thấy khung cảnh đã được cảm nhận qua cảm xúc chủ quan của tác giả.
 
Ánh trăng đẹp đẽ, huyền diệu chính là tác nhân khiến tác giả nhớ về quê hương mình: “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương”. Sau khoảng khắc ngỡ ngàng với ánh trăng, với sương thu, tác giả ngẩng mặt và bắt gặp ánh trăng sáng. Khung cảnh làm cho kẻ xa quê dễ nhớ về quê nhà. Hơn nữa lại trong thời gian đêm khuya, chỉ có một mình, vì vậy nhìn ánh trăng tròn vành vạnh, ánh trăng đoàn viên thì sao tác giả có thể không nhớ về quê hương cho được. Tức cảnh mà sinh tình vậy. Có lẽ sau khoảnh khắc ấy tác giả không thức chỉ vì ánh trăng, vì vẻ lung linh huyền ảo mà nó tạo ra nữa, mà thao thức vì nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, người thân.
 
Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên như buột miệng thành lời mà ý tứ hàm súc sâu xa.
 
   Với ngôn ngữ giàu chất biểu cảm, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của người con xa xứ. Đồng thời bài thơ còn cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu thì tình yêu quê hương cũng là một tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc nhất của mỗi con người.
 
 Bài làm 3
 
   … Suốt cuộc đời mấy mươi năm ‘chống kiếm bỏ quê hương, từ biệt cha mẹ viễn du’ và khi qua đời ở tỉnh An Huy, hình ảnh của quê hương, nhất là những đêm trăng sáng thanh tĩnh đối với ông rất tha thiết, đầy nỗi nhớ thương. Tinh cảm sâu lắng đó Lí Bạch đã diễn tả trong bài thơ ‘cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ (Tĩnh dạ tứ).
 
   Nếu bài ‘Xa ngắm thác núi Lư’ là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên hùng tráng, thì ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là một bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh. Thời gian trong bài ‘Xa ngắm thác núi Lư’ là ban ngày, ánh nắng mặt trời chiếu rọi. Thời gian trong bài ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là ban đêm, ánh trăng sáng bàng bạc. Bài ‘Xa ngắm thác núi Lư’ ca ngợi cảnh đẹp thác nước. Bài ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là tình cảm suy tư trong đêm trăng sáng.
 
Như tựa đề, bài thơ mang hai nội dung – Nội dung miêu tả ‘đêm thanh tĩnh’ (tĩnh dạ) và suy nghĩ (tư) của tác giả trong đêm thanh tĩnh đó. Để làm nổi bật nội dung thứ nhất, Lí Bạch đã dùng ba câu thơ ‘Ngũ ngôn tứ tuyệt’. Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc, miêu tả cảnh ban đêm thanh tĩnh. Đêm thanh tĩnh là đêm bầu trời trong xanh, mát mẻ, không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng, êm ả, thơ mộng, trữ tình. Ngay từ câu thơ đầu, chủ đích của Lí Bạch là tả ánh trăng sáng để tượng trưng cho đêm thanh tĩnh. Ánh trăng ở đây chẳng những sáng mà còn tràn ngập, chan hòa và dịu hiền. Qua âm điệu khoan thai của câu thơ 5 chữ, sự thanh tĩnh, yên tĩnh hiện lên một cách tự nhiên, đáng yêu. Ánh trăng chiếu sáng trên bầu trời, ở mặt đất và ở đầu giường.
 
Cuộc sống thanh bình, yên tĩnh, đêm ngủ không cần cửa đóng, then cài, nên gió trăng thả sức đến chơi. Trước ánh trăng lung linh, vằng vặc, Lí Bạch ngỡ ngàng tưởng tượng rằng ‘mặt đất phủ sương’. Phải là một tâm hồn giàu sức liên tưởng, thường thi vị hóa sự vật nên mới có được cái nhìn tuyệt vời, thơ mông như thế. Anh trăng bàng bạc, lung linh hay là sương rơi la đà mặt đất? Sự liên tưởng phong phú tạo nên một hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Làm sao một tâm hồn đa cảm dạt dào cảm xúc, lai láng yêu thương như Lí Bạch lại có thể không rung động trước ánh trăng tuyệt diệu đầy hấp dẫn của chị Hằng? Hơn nữa, vầng trăng tuyệt vời kia vẫn là nguồn thi hứng vô tận của Lí Bạch. Trăng ở đây còn là biểu tượng của một mảnh hồn cô đơn, luôn luôn mơ tìm một tâm hồn tri âm tri kỷ.
 
Ba câu thơ đầu đơn thuần là miêu tả cảnh vật. Mà cảnh vật tưởng tượng ở đây là ánh trăng sáng. Từ miêu tả ngoại cảnh, Lí Bạch đi sâu vào miêu tả nội tâm. Nội tâm mà tác giả diễn tả trong câu thơ cuối là tâm trạng. Hai câu thơ cuối tuy hai mà một. Tuỳ câu 3 và câu 4 có khác nhau, ngôn từ, ý tứ không tương đồng, nhưng nó đều bộc lộ hai trạng thái tâm trạng (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng – Cúi đầu nhớ cô'hương).
 
Hai câu thơ cuối là hai câu thơ tuyệt hay. Hay về lời và ý. về lời là ngôn ngữ trong sáng, giản đơn, dễ hiểu, từ ngữ đối nghịch (từ cử – đê; vọng – tư, minh nguyệt – cố hương), về ý diễn tả được tư thế và tâm trạng của tác giả. Tư thế của Lí Bạch ở đây hoàn toàn trái ngược (khi ngẩng đầu nhìn trăng thì phấn khởi vui vẻ, thoải mái – khi cúi đầu là buồn rầu, tưởng nhớ đến quê hương).
 
Từ ‘vọng’ bao hàm sự ngưỡng mộ, ưu ái. Từ ‘minh nguyệt’ được lặp lại nhưng không hề tạo cảm giác thừa mà trái lại làm người đọc thấy được tâm tình thiết tha, quyến luyến của Lí Bạch đối với trăng sáng mông lung.
 
Tình yêu quê hương đậm đà, như máu trong tim, như hơi thở của tác giả. Tính cách thâm trầm, kín đáo được tác giả thể hiện rất cảm xúc, đầy suy tư ở hai câu thơ sau. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh từng từ, từng ý. Mối liên hệ chặt chẽ giữa vẻ đẹp thiên nhiên với tình yêu, cảm xúc của con người trước sự vật. Ba câu thơ đầu gợi lên hình ảnh rất đẹp của thiên nHiên, nhưng chính câu thơ cuối mới là ‘câu thơ thần’, ‘điểm gút’ của bài thơ. Đây là câu thơ ‘khép’, là đỉnh cao của cảm xúc tác giả dồn nén lại.
 
Cả bài thơ là vần bằng êm ả, nhẹ nhàng làm cho tứ thơ vằng vặc, dàn trải, như vầng trăng sáng dàn trải, như nỗi nhớ và tình thương bao la của Lí Bạch. Ý, lời và âm điệu của bài thơ kết hợp rất hài hòa.
 
‘Ý tại ngôn ngoại’.Với hai mươi chữ giản đơn mà chan chứa cả tâm tình ngưỡng mộ vẻ đẹp thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên mơ mộng tuyệt vời, tình cảm nhớ thương quê hương tha thiết của Lí Bạch được thể hiện lên qua từng câu, từng chữ của bài thơ ‘ngũ ngôn tứ tuyệt’ tuyệt vời này.
 
   Nếu cái hay của bài ‘Xa ngắm thác núi Lư’ là sự rộng lớn, hùng tráng của thiên nhiên được diễn tả bằng sức tưởng tượng phi thường, phong phú, thì cái hay của bài ‘Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là độ sâu của cảm xúc, ở sự thầm kín, bình dị và đầy chất thơ của cảnh vật. Cảnh thác núi Lư ‘ngỡ dải Ngân Hà tuột khỏi mây’ làm cho người đọc bàng hoàng sửng sốt, thì hình ảnh ‘đầu giường ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương’ cũng làm cho người đọc bàng hoàng, sửng sốt vì sự quan sát và miêu tả tinh vi của Lí Bạch.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top