Trang chủ » Bài văn Kể lại một cuộc chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, nghe kể hoặc xem trên tivi lớp 9 hay nhất

Bài văn Kể lại một cuộc chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, nghe kể hoặc xem trên tivi lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
 
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
 
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
 
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
 
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
 
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
 
Bài làm 2
 
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
 
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
 
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
 
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
 
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
 
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
 
Bài làm 3
 
Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.
 
Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng năm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.
 
Quân ta rút lui, bỏ Thăng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".
 
Giặc đóng ở Thăng Long, trong một tòa thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-1-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thăng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.
 
Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến năm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đã nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối năm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha (Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chămpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.
Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thăng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hóa. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai họa mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch hoành hành… Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại… ". Thời cơ phản công của quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.
Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thất bại.
 
Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối năm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái thêm một cánh thủy quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.
 
Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thủy quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Văn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân thủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây dựng Vạn Kiếp thành một căn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia quân tiến về Thăng Long.
 
Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thăng Long. Quân Nguyên vào Thăng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Văn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long lâm vào tình thế khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ, không có lương thực đủ ăn, mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn" Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thủy sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.
 
Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thủy quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.
 
Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thủy của giặc bị tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.
 
Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt.
 
Bài làm 4
 
Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.
 
Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt…
 
Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch…
 
Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi  bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.
 
Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 
Chín năm làm một Điện Biên 
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top