Trang chủ » Bài văn Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 lớp 9 hay nhất

Bài văn Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Hôm ấy trời thật đẹp. Chiếc xe buýt đã đợi ông cháu tôi trước cổng nhà. Tôi theo ông bước lên xe đi thăm viện bảọ tàng – nơi ông tôi đã hẹn gặp những người bạn chiến đấu ở Trường Sơn khốc liệt. Dọc đường đi, tôi thích thú nhìn những bãi mía, nương dâu xanh mát một màu. Đi qua một miền quê yên tĩnh là đến thành phố lộng lẫy, sầm uất, nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc để chào mừng ngậy thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi đang mải miết với những dòng suy nghĩ về phẩm chất người lính cụ Hồ, suy nghĩ về truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì tiếng còi xe buýt vang lên, rồi xe dừng lại trước cổng viện bảo tàng. Ông nắm tay tôi dắt vào bên trong tham quan, nhìn lại những kỉ vật của một thời oanh liệt. Ông như nhớ lại thời khắc lịch sử oai hùng của Quân đội Việt Nam. Rồi ông đưa tôi đến nơi có bạn chiến đấu của ông đang chờ họp mặt, Ôi! những tiếng gọi nhau thân mật, những cử chỉ gần gũi thân thương của các cụ thật xúc động. Tôi xin phép ông và các cụ đi thăm quan một lúc. Tôi ngắm nghía từng kỉ vật như máy bay, xe tăng, đại bác; ngắm nhìn những hình ảnh chiến đấu hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bỗng tôi nhìn thấy bức ảnh một người lính ngồi lái trên chiếc xe không có kính chắn gió, người lính ấy trông thật giống cụ cựu chiến binh đang ngồi đằng kia. Tôi nhìn kĩ lại bức ảnh, nhìn dòng chữ chú thích ở phía dưới, tôi hình dung ngay đây là hình ảnh chiếc xe không kính đưa tiểu đội ra mặt trận ngày nào, người lái xe chính là cụ cựu chiến binh đang có mặt tại viện bảo tàng. Tôi chạy đến gần ông cụ. Không ngần ngại, tôi liền hỏi:
 
–    Ông ơi! Cho cháu hỏi thăm một tí! Bức ảnh đằng kia có phải là chiếc xe mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đưa vào tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính không ạ?
 
Ông cụ gật đầu mỉm cười và đáp:
 
–    Đúng đấy cháu ạ! Đó là tiểu đội của ông đang trên đường ra trận chiến. Cháu có biết người lái xe là ai không?
 
Tôi ngập ngừng thưa:
 
–    Có phải là ông không ạ?
 
Ông cụ gật đầu rồi đứng dậy xin phép các bạn của ông để đi cùng tôi đến nơi có treo bức ảnh. Rồi cụ kể về cuộc đời của người lính cụ Hồ, của người chiến sĩ cộng sản trong khói lửa chiến tranh. Cụ thật xúc động khi nhắc đến đồng đội của mình: kẻ mất, người còn, kẻ thương tật, người nhiễm điôxin. Giọng cụ nghẹn ngào khi kể về những đồng chí của mình đã hi sinh. Rồi cụ kể về nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng ấy đã tình cờ gặp tiểu đội của cụ trong núi rừng Trường Sơn. Ông Duật đã làm bài thơ tặng tiểu đội của cụ. Bài thơ thật hay, cụ thật tâm đắc. Bài thơ ấy cụ còn nhớ làu làu. Cụ đọc lại đoạn thơ với chất giọng hùng hồn, đầy chất lính:
 
Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái.
Không có kinh ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha …
 
Ông dừng lại một lát như để nhớ về quá khứ, nhớ về tiểu đội trên chiếc xe không kính ngày nào, rồi ông kể tiếp:
 
Chiến tranh gian khổ và ác liệt lắm cháu à! Cháu tưởng tượng đi trên đường Trường Sơn lắm gió, bụi nhiều nhưng xe không có kính.
 
Cuộc sống thiếu thốn về vật chất vì đất nước còn lầm than bởi quân thù xâm lược, nhưng Quân đội Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, khổ ải để hoàn thành nhiệm vụ, đem lại chiến thắng vẻ vang mà cụ thể là Chiến dịch Hồ Chí Minh với đại thắng lợi mùa xuân 1975.
 
Ông đang say sưa kể chuyện Trường Sơn, chợt có tiếng loa phát thanh mời cựu chiến binh về hội trường họp mặt, ông dắt tay tôi bước vào phòng họp. Trên khuôn mặt rạng ngời của người cựu chiến binh già, tôi hiểu được thời gian có thể làm thay đổi hình dáng bên ngoài nhưng tâm hồn của họ vẫn giữ nguyên bản chất của người lính cụ Hồ – bản chất của người chiến sĩ cách mạng.
 
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm tôi hiểu thêm về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn – nơi in đậm dấu chân của người lính cụ Hồ. Họ là những người làm nên trang sử vàng hiển hách, làm nên những vần thơ hùng tráng, lung linh. Tôi lại nhớ vần thơ nói về Trương Sơn ấy: Trường Sơn Đông nắng Tây mưa Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình.
 
Bởi thế, tôi nghĩ mình càng phải cố gắng học tập và rèn luyện để sau này tiếp bước cha anh, gìn giữ non sông mà ông cha ta đã ngàn đời xây dựng.
 
Bài làm 2
 
Chúng ta được sống trong hoà bình, được hưởng cuộc sống yên vui, được đi học là nhờ công sức của bao người chiến sĩ năm xưa. May mắn thay, tồi cũng có lần được cùng các bạn tham dự một cuộc gặp mặt với các chú bộ đội và cựu chiến binh nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, một cuộc gặp đã làm cho tôi hiểu hơn cuộc sống của cha anh trước đây và mang đến çho tôi thật nhiều xúc cảm mới.
 
Hôm ấy, các anh chị phụ trách ở Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội tổ chức đi thăm một đơn vị bộ đội. Từ 7 giờ 30, mấy chục thiếu niên chúng tôi – được lựa chọn từ các câu lạc bộ Ngoại ngữ, Tin học, Cờ vua,… đã tập hợp đầy đủ trên sân của cung văn hoá. Ai nấy xúng xính trong bộ đồng phục quần trắng áo trắng nẹp chỉ đỏ, mũ ca lô đội lệch tươi vui. Khăn quàng đỏ bay trong nắng ấm. Toàn đội chúng tôi xếp hàng đi tới phố Phạm Ngũ Lão ngay gần đấy. Còn cách cổng chừng 30 mét, chúng tôi dừng lại rồi đi đều theo tiếng trống hùng dũng và lá cờ Đội, cờ Tổ quốc bay phấp phới trên đầu hàng ngũ. Ba-ri-e mở cao lên cho chúng tôi bước vào. Anh bộ đội bảo vệ giơ tay chào làm chúng tôi thấy thật hãnh diện. Chúng tôi bước vào một hội trường khá rộng. Khẩu hiệu, cờ đỏ treo trang trọng. Các anh bộ đội mặc quần áo xanh, thắt lưng chỉnh tề, đội mũ kê-pi có vành đỏ thắm. Các chú sĩ quan mặc đồ màu trắng ngà, trông thật oai.
 
Bài làm 3
 
Cuộc mít tinh kỉ niệm diễn ra ngắn gọn, trang trọng mà ấm cúng. Câu lạc bộ mà chúng tôi tham gia lên tặng hoa, hát và chúc mừng các chú bộ đội. Sau đó, chúng tôi được mời gặp và nói chuyện với các chú về kỉ niệm chiến trường xưa. Một gian phòng rộng tràn ngập ánh sáng, hoa tươi và rất nhiều bánh kẹo ngon chờ đợi chúng tôi, Chúng tôi ùa vào, háo hức ngồi vào chỗ…
 
Bác Phó tư lệnh ân cần nói chuyện với chúng tôi, khen chúng tôi sáng sủa, ngoan ngoãn, mong chúng tôi học giỏi. Rồi bác nhường lời để các chú bộ đội và các bác cựu chiến binh tâm sự, kể chuyện. Các chú đã kể chuyện đi bộ đội như thế nào, tập luyện ra sao, vào chiến trường bom đạn thật là ác liệt… nhưng các chú vẫn luôn luôn vững vàng, hăng hái chiến đấu. Nhiệm vụ của thanh niên là bảo vệ Tổ quốc, hi sinh gian khổ là điều đã trở nên bình thường trong cuộc sống của người bộ đội.
 
Tôi nhớ nhất câu chuyện của bác Trần Mạnh Tuấn – một trong những người đã tham gia làm nên lịch sử đất nước. Ngồi trên xe lăn, cái nhìn của bác thật thẳng, tươi như đang cười. Khuôn mặt dạn dày sương gió của bác ánh lên một niềm hạnh phúc, sự thanh thản với cuộc sống. Ngay lập tức, tôi cảm thấy bác thật cởi mở, thân thiện. Chúng tôi được biết, hồi còn trẻ bác đã tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Bác bị thương nhiều lần, và lần ấy bị thương rất nặng. Bác phải nằm trạm xá, những luôn luôn phải ở dưới hầm. Bên ngoài, vẫn có máy bay, bom đạn nổ không ngừng. Bác ngày càng yếu đi và đến lúc bác nghĩ rằng mình cũng không thể sống được nữa. Hôm ấy bác bảo mọi người thôi cứ để bác ra ngoài. Chắc mọi người cũng hiểu đớ là ước muốn cuối cùng của bác, nên không ai can ngăn. Bác lết ra được đến giữa trảng cỏ. Đến lúc đó, bác thấy được sống thật là sung sướng. Bầu trời, cây cỏ chưa bao giờ đẹp như thế. Lâu lắm rồi bác mới thấy, những làn gió mát thổi mênh mang… Thật kì lạ là lúc đó không có máy bay, không một tiếng súng. Ớ mặt trận vẫn thường có những phút giây tĩnh lặng như vậy – “sự im lặng giữa tiếng súng” – đấy là lời bác Tuấn gọi khoảnh khắc đó. Vậy là, vào cái lúc bác nghĩ rằng chiến tranh đã kết thúc cuộc sống của mình thì chính cuộc sống mênh mang, tươi mát mà bác yêu quý bao nhiêu lại ùa trở lại bên bác. Thế rồi bác không chết, như một sự thần kì của phép màu cổ tích… Thậm chí từ ngày hôm đó sức khoẻ bác cứ trở lại dần. Nhưng đôi chân của bác thì mãi mãi không hồi phục được. Bây giờ, nhìn vẻ mặt tươi vui của bác, biết được những kì tích của bác, tôi tự nhủ chúng tôi hoàn toàn có thể noi gương bác để học hành, phấn đấu. Những khó khăn của chúng tôi bây giờ không thể nào so sánh được với những khó khăn mà cha anh ta đã trải qua.
 
Rồi câu chuyện lại được quay trở về với một người đã đi xa vĩnh viễn, nhưng hình ảnh của cô luôn dạt dào trong trái tim những người còn đây. Các chú các bác nói nhiều đến cô bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, tới chất “lửa” như than hồng ủ nóng âm ỉ qua năm tháng. Tôi nghĩ những người chiến sĩ ấy đã cống hiến cả tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho hoà bình. Họ đã ra đi không ngần ngại, vẫn biết rằng mình có thể hi sinh, có thể bị thương, nhưng với tinh thần dũng cảm, họ đã cống hiến hết sức mình cho cuộc cách mạng. “Ớ bất kì đất nước nào trên thế giới, điều đó đều được gọi là anh hùng ! ” – câu nói đó đã được thốt ra từ một người lính Mĩ, một người ở bên kia giới tuyến khi đọc được những dòng nhật kí của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Đó là những dòng suy nghĩ, những tư tưởng của một người con gái trong trắng và tràn đầy nhiệt huyết. Cuốn nhật kí đó đã đốt cháy tâm can của người lính Mĩ đã giữ nó. Những dòng nhật kí đó đã cho ta thấy sự hiền dịu của người nữ bác sĩ và sự kiên cường của người chiến sĩ. Cô không thôi thao thức, day dứt về bệnh nhân, về đồng đội của mình, coi đồng chí như anh em ruột thịt của mình. Và cô đã từng một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội. Cuộc sống ấy khiến cô nhiều lúc tưởng chừng như kiệt sức nhưng cô vẫn tự nhủ mình phải thật mạnh mẽ để vượt qua bao nhiêu khó khăn. Quyển nhật kí đã khắc hoạ lại một thời kì lịch sử, khi con người sống trong bom đạn nhưng tâm hồn vẫn chứa đựng bao nhiêu yêu thương.
 
Cuộc gặp gỡ sôi nổi và hào hứng quá, nhưng thời gian đã hết. Các bác các chú còn phải làm việc, chúng tôi phải trở về trường học. Tất cả các bạn hướng vào tôi như tin tưởng gửi gắm việc cần phải làm tối thiểu trước lúc chia tay. Thật lạ, mọi khi phải lên như thế tôi rất ngại, không dám nhìn ai cả. Vậy mà hôm nay tôi thực sự muốn nói, muốn thể hiện ra bao tình cảm dạt dào trong lòng. Nếu không được nói ra e rằng sẽ nổ tung như quả bóng bay vậy. Tôi nói chậm rãi và rõ ràng : “Hôm nay cháu rất vinh dự và may mắn được thay mặt toàn thể thiếu nhi Hà Nội đến thăm các chú các bác nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Những câu chuyện của các chú các bác làm chúng cháu rất cảm động. Chúng cháu hiểu rằng giờ đây là lúc chúng cháu phải học hành chăm ngoan để có thể tham gia xây dựng đất nước, nối tiếp trang sử vinh quang mà cha anh đã để lại. Chúng cháu hứa sẽ làm tốt nhiệm vụ đó, để đất nước Việt Nam độc lập thống nhất của chúng ta ngày càng giàu đẹp. Đó là cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn các chú, các bác các anh bộ đội kính yêu đã quên mình cống hiến sức lực và máu xương của mình cho đất nước.”. Nói xong, nhìn xuống tôi thấy ánh mắt hài lòng của các bạn. Và tràng pháo tay của các chú bộ đội vang lên giòn giã. Cũng chỉ là những lời tôi đã từng biết, nhưng hôm nay tôi nói với tất cả tấm lòng mình. Có lẽ vì thế đã khiến mọi người xúc động sâu sắc.
 
Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng : mỗi thế hệ đều có nhiệm vụ của mình, và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện thật tốt nhiệm vụ học tập để xây dựng đất nước của chúng ta tươi đẹp mãi mãi.
 
(Nguyễn Minh Châu, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
 
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
 
 
 
 
Chiến tranh đã qua đi nhưng đọng lại trong lòng mỗi con người Việt Nam vẫn à hình ảnh của những anh bộ đội cụ Hồ kiên cường bất khuất không màng gian khổ, không màng hy sinh để bảo vệ non sông xã tắc. Ngày quân đội Việt Nam được thành lập để bày tỏ lòng biết ơn của thế hệ sau đến họ-những con người đã làm nên dáng hình xứ sở, và để truyền lửa yêu Tổ quốc cho lớp lớp thế hệ sau này. Và trong ngày này tôi đã từng có chuyến đến thăm, gặp gỡ các chú bộ đội, được nghe các chú kể chuyện, được học tập thêm nhiều điều. Đối với tôi, đó là một kỉ niệm khó quên.
Để ngày 20-12 trở nên gần gũi và có ý nghĩa hơn với mỗi người, đặc biệt là với mỗi học sinh, lớp chúng tôi sẽ được đến thăm các chú bộ bộ đội vào đúng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghe thông báo, chúng tôi vô cùng vui mừng và háo hức vì chưa bao giờ có chuyến trải nghiệm đặc biệt như vậy. Từ trước đến nay chỉ từng được nghe thầy cô kể về ngày này, hay xem các buổi lễ kỉ niệm mà không được tận mắt chứng kiến và trai nghiệm cuộc sống thực tế của các chú bộ đội, nên ai cũng mong chờ nhanh nhanh đến ngày đó.
 
Và 22-12 cũng đã đến, không khí rộn ràng, khắp nơi tổ chức lễ kỉ niệm trọng đại cho ngày này. Chúng tôi tập hợp đông đủ để di chuyển đến doanh trại bộ đội mà trong lòng ai cũng tràn đầy sự tò mò niềm phấn khích. Khi còn đang ở ngoài cổng chúng tôi đã nghe thấy dõng dạc những tiếng hô: “ Mốt… hai …Mốt…” Thì ra các chú đang tập luyện. Tinh thần của ai cũng thật hăng say. Chúng tôi được tiếp đón và dẫn dắt thật niềm nở trong ngày hôm áy, từng hoạt động đều vô cùng có ý nghĩa.
 
Các chú bộ đội chào đón chúng tôi bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Các chú vừa đánh đàn ghi ta, vừa hát cho chúng tôi nghe. Sau đó,lớp chúng tôi cũng gửi đến các chú một vài tiết mục văn nghệ lớp tự chuẩn bị, cuối cùng kết thúc chương trình giao lưu gặp mặt bằng một bài hát tập thể về chủ đề 20-12. Tiếng vỗ tay vang rền, tiếng hát ngân nga cùng tiếng ghi ta trầm bổng làm tôi nhớ đến tận bây giờ. Phần chúng tôi mong đợi nhất là được ngồi nghe các chú kể chuyện quân đội. Nhờ các chú mà chúng tôi hiểu thêm về lịch sử và ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1994 tại rừng Nguyên Bình ( Cao Bằng). Ban đầu chỉ có 34 người do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, là đơn vị chủ lực của cách mạng lúc bấy giờ. Tuy chỉ có 34 người nhưng tinh thần của mỗi người lại phất cao, lại kiên quyết hơn bất cứ ai hết. Họ đều là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức vì nợ nước, thù nhà mà đứng lên quả cảm chống giặc ngoại xâm. Con đường họ đi đã phải chịu bao gian khổ, thường xuyên phải ăn cơm nhạt, không rau, không muối, phải đối đầu bao thử thách , nguy hiểm nhưng càng trong gian khó, tinh thần càng lên cao. Và với mục tiêu, khẩu hiệu: “ quyết đánh thắng trận đầu” chỉ trong chiều ngày 25 đến rạng sáng ngày 26-12-1994, đội đã tiêu diệt gọn 2 đồn địch là Phai Khắt và Nà Ngần. Đó là những chiến thắng đầu tiên mang ý nghĩa to lớn cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ, cho lực lượng giải phóng quân càng trở nên lớn mạnh. Đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, 62 năm chiến đấu,giải phóng quân là lực lượng nòng cốt trong mọi chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta. Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Nghe xong câu chuyện các chú kể, chúng tôi tiếp tục được đi thăm khu nghỉ ngơi, sinh hoạt trong doanh trại của các chú bộ đội. Điều làm chúng tôi ấn tượng nhất là đâu đâu cũng gọn gang, sạch sẽ, thể hiện tính kỉ luật cao đối với mỗi người tham gia quân đội. Chúng tôi còn được học cách gấp chăn màn sao chon gay ngắn vuông vức, học cách ăn uống cho gọn gàng, tập cho các tác phong khẩn trương…
 
Rời doanh trại quân đội nhưng lòng tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm của ngày hôm nay. Chúng tôi không chỉ được hiểu thêm về quân đội nhân dân Việt Nam, được sống lại trong không khí hào hùng của lịch sử dân tộc qua những lời kể mà còn được học nhiều điều bổ ích. Trong một ngày chúng tôi cảm thấy mình như một chiến sĩ nhỏ được rèn vào nề nếp, kỉ luật, ý thức sâu sắc được trách nhiệm, sứ mệnh của mình đối với tương lai dân tộc, đất nước.
 
Chuyến đi đã khép lại nhưng để lại trong tôi thật nhiều dư âm. Một tháng ngày ý nghĩa được đặt ra có lẽ để mỗi chúng ta ôn lại và tự hào về lịch sử của dân tộc, đồng thời ý thức được sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình trước mắt. Nếu tôi chưa thể cầm súng ngoài biên giới xa xôi, tôi có thể tập trung học tập, rèn luyện ngay từ bây giờ để trở thành tương lai xán lạn của đất nước.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top