Bài làm 1
“Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.
Núi Ngự điềm đạm mà sang cao, không biết cứa vào lòng khối núi rắn chắc ấy biết bao là mối cảm tình nhân gian?
Núi Ngự khác nào một giả sơn: ông cha đã khéo đưa một thực thể tự nhiên vào quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền án trên trục chính của Kinh thành căn cứ vào các nguyên tắc địa lý phong thuỷ và thuyết âm dương ngũ hành. Ngự Bình trông xa hao hao chim đại bàng vỗ cánh bay lên trời nên tên cũ là Bằng Sơn (hay Bình Sơn). Vua Gia Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đặt tên là núi Ngự Bình. Hình thể núi phía sau và trước không giống nhau, đặc điểm mà ca dao từng mô tả:
“Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo
Sông An Cựu nắng đục, mưa trong”.
Gọi núi chứ thực ra đây chỉ là ngọn đồi hình thang, cao 105m, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù – Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xòe cánh che chở cho đế thành. Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Kề bên lại có núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, xuất binh đánh hàng vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược. Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự Bình rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà ngày xưa các vua Nguyễn đã cho trồng. Thế ra, rừng thông cũng chứa chất một phần linh hồn Huế, lặng lẽ tồn tại qua các vương triều, chỉ có điều triều đại xưa sụp đố nhưng màu xanh này vẫn tiếp nối đến ngàn năm. Mỗi độ giêng hai khi sương xuân vào buổi sáng tinh mơ còn vờn bav mờ nhạt cả đỉnh núi Ngự Bình thì cũng là lúc những cây thông ở núi Ngự Bình như thức dậy và quyến rũ thêm. Mỗi lần nghe mùa thông núi Ngự reo vui là lòng người lại bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Ta thường thích thú được lặng im ngồi nghe khúc nhạc thiên nhiên vi vu ấy với cảm giác thanh thản, sảng khoái khi được nhìn những cây thông san sát bên nhau như đang giang tay ôm lấy núi Ngự vào lòng. Đứng trên đỉnh núi Ngự phóng mắt về xa, ta thấy màu xanh ấy còn trải dài đến một rừng đồng bằng bát ngát của các huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang… Những dịp đẹp trời, có thể trông xa trọn vẹn ruộng đồng, làng mạc các huyện phụ cận, cả dải cát trắng cửa Thuận và màu xanh biếc của biển Đông, cả dãy Trường Sơn tím thẫm ẩn hiện phía Tây qua trập trùng mây bạc. Tạo hoá thật hữu tình khi vẽ liền sau một nét vút lên của núi là một nét mềm mại của dòng sông. Sông Hương như một dải lụa mềm trải quanh co dưới chân đồi, soi bóng Ngự Bình, làm bạn tri âm.
Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ cua một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không chỉ về phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự là ở chỗ gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đàn, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng mình như đang ở vào một thế giới nào đó. Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn núi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế. Ai mà chẳng để tâm hồn nằm đọng lại khi một lần ghé bước qua “kiệt tác về thơ của kiến trúc đô thị” này.
Đâu phải vô tình người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá quyện vào nhau tạo nên một bức sơn thuỷ đằm thắm dịu dàng. “Núi Ngự không chỉ ỉà cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó còn là một thực thể quấn quýt rất sâu trong tình cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế… Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự Bình mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Bài làm 2
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô cùa Việt Nam dưới triều Nguyễn Huệ nổi tiêng vói những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Năm 1993, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cho đến hôm nay, Huế đã đang, và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, sánh vai với các kì quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.
Quần thế di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế chỉ những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguvễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm: Các di tích trong Kinh thành Huế gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Các di tích bên ngoài Kinh thành Huế gồm các lăng tẩm, chùa chiền, cung điện…
Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiên trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế Hoàng thành Huế Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực cùng sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiên trúc Đông và Tây. Đó là Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn .và bảo vệ Tử Câín Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên. Hoàng Thành giới hạn bời một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.
Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiên Trung… Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bô trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Các di tích ngoài kinh thành Huế bao gồm Lăng tẩm và một số di tích khác. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn bao gồm: Lăng Gia Long – còn gọi là Thiên Thọ Lằng, thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng đế chôn cất vua cha Minh Mạng cách cố đô Huế 12 km. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh còn gọi là Tư Lăng xây dựng để thờ cha, khi Đồng Khánh đột ngột qua đời, Vua Thành Thái (1889 – 1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn không thể xây cất lăng tấm cho cha, đành đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Lăng Dục Đức tên chữ An Lăng cách trung tâm thành phốchưa đầy 2km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế được xâv dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi, pha trộn kiên trúc Đông Tây Kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiến nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ.
Các di tích khác bao gồm: Trấn Bình Đài và cửa Trấn Bình. Trân Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng Thành Huế phía trước Kỳ Đài dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triểu đình tổ chức. Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Võ Miêu hay Võ Thánh miêu, là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong ba khoa thi võ dưới triều Nguyễn. Đán Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên là một chuồng nuôi hổ và là một đâu trường độc đáo, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiến. Điện Voi Ré để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trán, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tinh Thừa Thiên – Huế. Ngày xưa người Chàm thờ nử thần PoNagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa Phía Đông, kinh thành Huế. Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ dùng làm nơi nghi chân của nhà vua trước khi đi xuống bên sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, là cung điện riêng cùa vua Khái Định từ khi còn là thái từ đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.
Tất cả những công trình kiến trúc trên được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh… Nhìn từ phía ngược lại những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó. Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng cùa Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phốHuế lại đón chào ngàv lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thâdn mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn – cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế.
nguồn internet
Bài làm 3
Trên lãnh thổ Việt Nam thần yêu, có một điều thú vị là nhiều thành phố cùng có những cặp đôi sông núi linh thiêng và tươi đẹp. Ví như sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Tô núi Nùng ở Hà Nội, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Hương núi Ngự ở Huế hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam… Trong đó, có thể nói sông Hương là một trong những con sông đẹp nhất và nổi tiếng nhất của cả nước.
Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị. Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn. Ngoài ra, nó còn được gọi là Lô Dung, sôrig Dinh, sông Yên Lục… Chưa dừng ở đó, tên sông còn được lí giải bằng nhiếu cách rất thú vị. Theo dã sử, khi vua Quang Trung đi qua và hỏi tên sông là gì, thấy những cái tên trước đó chỉ là địa danh hữu hạn, không thể gợi sự trường tồn của dòng sông nên từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có người lí giải rằng hai bên sông Hương có loại cỏ thạch sương bồ có hương thơm nên gọi tên dòng sông là sông Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho rằng: vê tên gọi sông Hương thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng tôi thiên về giả thuyết bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào củng mang một cái tên của vùng đất. Phú Xuân – Huế ngày xưa thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng mà sông chảy qua suốt huyện Hương Trà. Vì thế người ta dùng tên huyện Hương Trà để đặt tên cho dòng sông. Lúc đầu gọi là sông Hương Trà, sau gọi tất là sông Hương. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại lí giải tên sông bằng một huyền thoại, vì yêu quý con sông xứ sở nên dân chúng đôi bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông tạo nên hương thơm ngát, gửi cả mộng ước muốn đem cảnh đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử của nhân dân.
Về vị trí địa lí, sông Hương thuộc miền Trung Việt Nam. Sông có hai dòng chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyển thoại và khi về đến đồng bằng, nó không chảy qua nhiều địa phương mà nằm gọn gàng trong lòng một thành phố duy nhất, Thừa Thiên – Huế. Thủy trình hơn 80 km của sông Hương xưa nay luôn là điều hấp dẫn không chỉ với các nhà địa lí mà còn cả với những nghệ sĩ say mê cái đẹp. Từ thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua nhiều thác ghểnh, chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm, chảy chậm qua các làng mạc Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, chạy ra cửa Thuận Trạch, Biển Đông. Cùng thủy trình ấy, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông Hương, chúng ta có thể ngắm cảnh xung quanh kinh thành Huế, vượt qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… hoặc xuôi vê' Thuận An chìm đắm trong vẻ đẹp của biển cả bao la.
Vẻ đẹp đa dạng là một đặc điểm quan trọng của sông Hương, sông Hương không chỉ giàu giá trị mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân thành Huế nói riêng và với non sông Việt Nam nói, chung. Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguổn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.
Nhưng ý nghĩa nhất phải nhắc đến giá trị văn hóa nghệ thuật của dòng sông danh tiếng này. Sông Hương êm đểm trôi chảy thật ngọt ngào trong văn thơ với những tác phẩm nổi tiếng như bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu hay những trang bút kí sang trọng, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?… Màu sắc lung linh, hình dáng mềm mại và vẻ thanh bình muôn thuở của dòng sông biến thành niềm cảm hứng trác tuyệt trong âm nhạc. Những ca khúc như Diễm xưa, Ai ra xứ Huế đã khiến người nghe say đắm nhưng thú vị hơn, đây còn là không gian diễn xướng của những loại hình ầm nhạc cổ truyền từ điệu hò, câu hát dân gian đến âm nhạc bác học trong từng khúc Nhã nhạc cung đình Huế.
Nhưng sông Hương không chỉ báỳ bổng trong nghệ thuật, sông Hương còn là chứng nhân lịch sử trung thành như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ bièn giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Từ khi nàng Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi đem về cho đất Việt hai châu Ô Lí, dòng sông đã lưu giữ và tiếp nối những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc và trở thành biểu tượng riêng cho mảnh đất nơi đây.
… Và như thế, sông Hương mãi là dòng sông của thi, ca, nhạc, họa, là điệu hổn của con người xứ Huế yêu thương!