Trang chủ » Bài văn Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà lớp 7 hay nhất

Bài văn Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Bao la nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn.
Là 1 nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi đề cập đến bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc , quả thật là những tình bạn nên thơ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó. Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
        Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài.
                Đã bấy lâu nay bác tới nhà, 
Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
   Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
   Ao sâu nước cả khôn chài cá,
        Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
              Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
        Đầu trò tiếp khách trầu không có
 Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả.
Bác đến chơi đây ta với ta 
Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
        Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
 
Bài làm 2
 
Ai đã từng đón bạn đến chơi bất chợt vào lúc nhà không có sần một thức gì để đãi bạn thì hẳn là rất bối rối. Nhà thơ Trung Quốc Đỗ Phủ vào lúc ông sông ở ngoại thành Thành Đô bên bờ suối Cán Khê, lúc này ông già yếu lắm, bỗng có khách quý đến chơi nhà mà nhà không có gì, trong bài thơ Khách đến, ông đã mời khách ngắm hoa: Không hiềm đồng nội không thức nhắm Thừa hứng xin mời khách ngắm hoa Trong một bài khác, bài Khách đến (Khách chí), ông lại viết:          Cơm nước chợ xa không đủ món         Rượu mời mà ngặt chí thứ ôi          Nếu chịu uống cùng ông hàng xóm         Cách nào xin gọi cạn chén vui. Xem thế đủ thấy tuy Đồ Phủ nhà nghèo, đau yếu mà tấm lòng đãi khách chân thành rất mực. Tuy vậy, ông cũng còn đem rượu mời, dù là thứ rượu năm cũ còn lại, còn có vườn hoa mời ngắm chơi.
Tình huống bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến xem ra còn khó khăn hơn nhiều. Xin chú ý đây là “bạn” đến chơi nhà chứ không phải là “khách”. Khách thì thường phải khách khí đôi chút, không như bạn. Bạn là những người thích chơi với nhau, thông cảm nhau, giúp đỡ nhau, kính trọng nhau, nhưng cũng xuề xoa với nhau. Có thứ bạn ngày nào ta cũng gặp, lại có thứ bạn vì hoàn cảnh lâu lắm mới thấy đến nhà. Người bạn ở đây thuộc loại sau, đặt biệt đến chơi khi nhà thơ không còn làm quan nữa.         Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, “Đã bấy lâu nay” là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính đến lần đến trước. “Bác” là cách xưng hô vừa thân thiết, vừa trân trọng, chẳng hạn: “Bác già tôi cũng già rồi. Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là. Đường đi lại tuổi già thêm nhác. Trước ba năm gặp bác một lần…” (Khóc Dương Khuê). Câu thơ ở đây nghe như một lời chào, một tiếng reo vui. Nhưng cái thời điểm bạn đến chơi lúc này mới oái ăm làm sao!          Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Câu thơ báo hiệu tình huông khó xử, nhưng cũng thế hiện tấm lòng đôi với bạn: bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là chuyện thết bạn thật nhiều, thật ngon. Bôn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến cái thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tống duyệt các thứ sản vật có trong nhà:         Ao sâu nước cả, khôn chài cá,         Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.         Cải chửa ra cây, cà mới nụ,         Bầu vừa rụng rốn, mướp dương hoa. Cái thú của mấy câu thơ này là tỏ cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà cũng có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, có thể nói là cũng phong lưu, khá giả đấy chứ! Có người nhận xét các thứ ấy có gợi lên một không khí điền viên, quê kiểng rất thân thiết, đầm ấm. Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện mà nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả thừa nhận là không có, kể cũng lạ:         Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Cái sự “không có” của tác giả đến đây là cao trào, ơ làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vôi làm sao không có, huống nữa, lại là đôi với một ông “đi đâu cũng giở những côi cùng chày” như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được? Nhưng tất cả cái sự không ấy được cường điệu lên cực đại để nói lên cái thứ luôn có sẵn để dành cho bạn – ấy là tấm lòng:         Bác đến chơi đây, ta với ta! “Ta với ta” hiểu nhau, “ta với ta” quý nhau, “ta với ta” là tất cả! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu cơ vô tương tác: đẩy cái “vô” (không) cho đến tận cùng để “hữu” (có) hiện lên với tất cả sức nặng? Phải nói rằng khi đẩy cái “vô” lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào thế chông chênh. Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lặp lại thế cân bằng. Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn. Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài thơ Ngắm trăng trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này:         Trong tù không rượu củng không hoa,         Cảnh đẹp dèm nay khó hừng hờ.         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,         Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tự: bạn trăng đã đến, nhưng “Trong tù không rượu cũng không hoa”, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng: người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt lên mọi thiếu thôn. Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người. Ví dụ mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lạnh nhạt, tiếp đón chiếu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì? Trong bài thơ này, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ. Nhưng đây là một bài thơ đùa vui, người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về. Cũng đừng tưởng rằng nhà thơ Nguyễn Khuyến rất giàu có. Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thịnh soạn như ý, cũng có thể là cách để nhà thơ bộc bạch tấm lòng thành. Còn lại một điều lạ là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đôn Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua!” (Khóc Dương Khuê), “Rượu tiếng rằng hay…” (Thu ẩm). Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta, những người đọc, không phải cái gì cũng hiểu hết được. Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi! Đặc sắc của bài thơ diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa… Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa… Bác đến chơi đây, ta với ta”. Lời thơ tự nhiên, tưởng chừng như không có chút dụng công nào. Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng hai câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành có nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái “ta với ta” ấm áp, thân tình.
 
Bài làm 3
 
Bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà là một bài thơ đường luật với nhịp ¾, bài thơ được viết trên nền tảng của một đôi bạn thân lâu ngày mới gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Và được tác giả bật lên những hình ảnh tình cảm gắn bó với nhau một cách chân thành và tha thiết.
 
Mở đầu bài thơ là một hoảng thời gian được tác giả nhắc đến đã bấy lâu nói lên một khoảng thời gian rất lâu rồi hai người mới gặp lại nhau.
 
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
 
Bằng một lời chào hỏi rất thân mật, tỏ ra rất vui mừng bất ngờ và trân trọng quý mến bạn. Từ bấy lâu khi từ chức về quê sinh sống, thì không được gặp bạn hôm nay mới được gặp. Nhìn thấy bạn Nguyễn Khuyến vui mừng xúc động đến nổi bật ra những câu thơ nhí nhỏm để đùa cợt chọc bạn mình.
 
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
 
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
 
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
 
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
 
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
 
Bằng những hình ảnh vô cũng giản dị và dẫn giả ở một vung quê vắng vẻ thế này. Như chợ thì xa, người trong nhà thì đi vắng, ao  thì sâu nước lại lớn, vườn thì rộng, gà thì khoogn đuổi được, cải, bầu, mướp cà thì không sẵn có, mang cả miếng trầu cũng không có để tiếp đãi bạn mình. Nhằm cố ý tránh mình vì không có sự chuẩn bị nhưng banatrong đó là những câu nói dí nhóm chọc bạn mình. Và qua đây tác gải cũng nói lên được một vùng nông thôn heoc lãnh mà mộc mạc giản dị.
 
Bác đến chơi đây, ta với ta.
 
Oử câu thơ cuối cũng này tác giả lại bộc lộ được tình cảm cao quý của chính tác giả giành cho người bạn của mình.  Và cái cách xưng hô của tác giả với bạn mình ở câu cuối này giải bày một tình cẩm chân thành tha thiết mà không màng đến vật chất.
 
Bài thơ Bạn đến chơi nhà được tác giả vẽ lên trong một khung cảnh của một vùng quê thiếu thốn mà mộc mạc bằng những hình ảnh  giản dị đạm đà bản chất của một vùng quê.
 
Qua bài thơ này Nguyễn Khuyến muốn cho chúng ta thấy dduwwocj sự tôn trọng quý mến tình bạn của nhau hơn là vật chất và giúp người đọc có thể cảm nhận được tình cảm thiêng liêng coa quý đó qua bài thơ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top