Bài làm 1
Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết. Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc. Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.
Bài làm 2
Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết. Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc. Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.
Bài làm 3
Nước Việt Nam ta tự hào có bao danh lam thắng cảnh, như Vịnh Hạ Long kì vĩ, rừng Cúc Phương bạt ngàn, hang Sơn Đoòng hoa lệ hay núi Yên Tử và ngôi chùa Đồng độc đáo. Một trong những thắng cảnh kì diệu đó chính là Hồ Gươm – “lẵng hoa” đẹp của Tổ quốc và cũng là niềm tự hào của Thủ đô, nơi em sinh sống.
Hồ Gươm nằm chính giữa Thủ đô Hà Nội, tại quận Hoàn Kiếm. Hồ Gươm nổi tiếng với làn nước trong veo và màu xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời xanh biếc bầu trời, xanh lam làn nước, xanh rì hàng cây. Tất cả tạo nên một bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hài hóa.
Vẻ đẹp của Hồ Gươm trước hết là đến từ phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên ban tặng. Bầu trời xanh thăm thẳm, quang đãng. Mặt trời vàng rực, soi bóng xuống mặt hồ. Ánh nắng tinh nghịch, vui vẻ nhảy nhót trên mặt hồ. Mặt hồ trong xanh, trải dài, phẳng lặng, hệt như một “viên ngọc” lục thủy giữa Thủ đô, hay đúng hơn là một chiếc gương ngọc thạch khổng lồ, sáng lấp loáng Tháp Rùa nằm trên một gò đất cao giữa hồ, trông thật cổ kính, uy nghiêm. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc sơn, in bóng xuống mặt hồ tạo thành một vệt đỏ chạy dài. Ven hồ, những hàng cây xanh rì dịu dàng soi bóng xuống mặt hồ.
Nét đẹp của Hồ Gươm còn đến từ những nét riêng biệt quyến rũ của từng thời điểm trong ngày. Sáng sáng, không khí tĩnh lặng, se lạnh, chỉ nghe đâu đây tiếng lá cây rì rào, xào xạc và tiếng chim hót vảng vất. Ấy nhưng mà khi trưa về, Hồ Gươm lại đổi mới khác hẳn ban sáng. Chim hót líu ríu trên cành. Người qua lại tấp nập, làm không khí vui tươi, nhộn nhịp hẳn lên. Tối đến, những chiếc đèn ven hồ rực sáng trưng, màn đêm trở nên lung linh, huyền ảo và bí ẩn.
Vẻ hấp dẫn của Hồ Gươm còn đến từ những sự kiện gắn liền với hồ. Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi dẹp tan quân Minh xâm lược, vua Lê Lợi đã trả gươm cho ràu Vàng tại đây. Có lẽ do đó mà hồ còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiễm.
Hồ Gươm còn thu hút khách du lịch bởi lẽ đây còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn về văn hóa và thể thao. Tiêu biểu là ngày 30 tháng 4 năm nay, nhằm mục đích kỉ niệm 40 năm thống nhất đất nước, hay ngày 2 tháng 9 năm nay kỉ niệm 70 năm quốc khánh, những màn bắn pháo hoa tưng bừng và hoành tráng đã diễn ra tại đây. Ngoài ra, Hồ Gươm còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện về văn hóa và thể thao của Thủ đô.
Có lẽ vì vẻ đẹp đó mà Hồ Gươm đã đi vào thơ ca, ghi dấu ấn sâu trong lòng người. Hồ Hoàn Kiễm, Hồ Gươm chiều thu hay Cảm xúc bên Hồ Gươm, là những bài thơ nổi tiếng của những cây bút trẻ. Ngoài ra, các bài hát nổi tiếng về Hồ Gươm phải nói đến Đêm Hồ Gươm, Hồ Gươm sáng sớm, Nhớ Hồ Gươm,… Nổi tiếng ca khúc tôi muốn mang Hồ Gươm đi là câu hát:
“Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây?
Mà trùm yêu thương lên bóng vai gầy,
Mà lau mắt tôi bằng ngàn con sóng,
Mà thả trời xanh xuống trên từng nhánh cây?”
Hồ Gươm chẳng những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của em nói riêng và của toàn dân tộc nói chung, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp nên chúng ta cần phải gìn giữ, bảo vệ nơi này.