Bài làm 1
Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.
Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 – 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.
Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi – Đầm Mực.
Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.
Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, nhưng viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.
35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp… những võ quan cũ của chính quyền Lê – Trịnh như Đặng Tiến Đông…, những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết… .
Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông…
Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa…
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.
Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.
Bài làm 2
Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh xâm lược có thật trong lịch sử Việt Nam. Giúp đánh đuổi được giặc Thanh xâm lược nước ta lúc bấy giờ. Đồng thời, mang lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu, tức năm 1789 sau Công Nguyên. Năm đó, khi quân Thanh xâm lược bờ cõi nước ta. Thương cho cuộc sống khổ sở của dân ta, và phẫn nộ triều đình nhà Lê thối nát. Nguyễn Huệ đã dựng cờ khởi nghĩa, chống lại quân xâm lược. Mồng 5, năm Kỷ Dậu, Nguyễn Huệ đã duyệt binh và thần tốc mang quân đi chống giặc. Dẫn đầu đoàn quân là một trăm thớt voi khoẻ mạnh. Khi đoàn quân của Nguyễn Huệ tiếp cận quân thù. Đoàn ngựa thấy voi thì kinh sợ, liền rút lui bỏ chạy. Giặc vẫn chưa từ bỏ ý định, tiếp tục cắm trại, xây thành luỹ ở phía xa.
Tiếp vào giờ Ngọ cùng ngày, đại quân Nguyễn Huệ lại bắn hoả tiễn, hoả châu vào trại địch. Đồng thời, dùng rạ bó to lăn tiên phong để tiến đánh. Quân ta khí thế hừng hực, tướng lính một lòng giết quân thù. Khí thế sục sôi, quân Nguyễn Huệ đánh đâu thắng đó. Quân Thanh tan tác, tử thương rất nhiều. Các trại của quân Thanh hầu như đều tan vỡ.
Lúc ấy, đề đốc của quân Thanh là Hứa Thế Thanh liền bảo lính mang triệu ấn đi. Sau đó, Hứa Thế Thanh quyết chiến rồi tử trận. Mất đi đề đốc, quân Thanh càng đánh càng thua. Quân ta bao vây giặc thành từng đoàn nhỏ để đánh. Sau khi mất liên hệ với đề đốc, thống soái quân Thanh là Tôn Sĩ Nghị truyền lệnh cho Phó tướng Khánh Thành và Đức Khắc Tinh mang ba trăm quân giải vây tháo chạy về phía bắc. Sau khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị tháo chạy tới bờ sông, thì tại đây quân tiếp ứng cho hắn. Đây chính là đoàn binh tiếp ứng được tổng binh Thượng Duy Thanh mang đến khi nhận triệu ấn mà Hứa Thế Thanh trước khi chết sai lính mang đi.
Tổng binh Lý Hoá Long nhận lệnh mang quân sang cầu để tiếp ứng tàn quân qua sông. Tuy nhiên, khi đến giữa cầu, ngựa của Lý Hoá Long trượt chân rơi xuống sông mà chết. Mất tướng lĩnh, quân Thanh trở nên sợ hãi. Lúc này, Thống soái Tôn Sĩ Nghị liền ra quân lệnh bắn súng sát thương quân truy kích của Nguyễn Huệ để yểm hộ. Còn riêng Tôn Sĩ Nghị, hắn mang quân lui về bờ bắc, rồi chặt đứt cầu. Toàn quân giặc rút về sông Thị Cầu.
Quân Thanh ở phía nam thấy cầu đã bị chặt, liền biết không có đường lui. Tàn quân tiến đánh thành Lê. Tất cả các tướng lĩnh quan trọng đều tử trận tại đây. Tri Châu Điền Châu Sầm Nghi Đống cùng quân lính cũng tự tử trong thành vì không có cứu viện. Vua An Nam lúc bấy giờ là Lê Duy Kỳ thấy binh thua, cũng bỏ chay, từ đó, nhà Lê cũng biến mất.
Nguyễn Huệ cùng đại binh vào thành. Đề đốc quân Thanh là Ô Đại kinh mang quân xuất phát vào ngày 20/11/1788, đến 21/12/1788 thì vào Tuyên Quang. Nhưng khi thấy cầu bị chặt đứt ở sông Phú Lương, và thấy bốn bề chiến hoá, liền rút quân về nước. Quận Thanh không còn cứu viện nào khác. Cuộc chiến vẫn tiếp tục, và phần thắng đã thuộc về quân Nguyễn Huệ. Sau này, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, là vị vua thứ hai của triều Tây Sơn.
Cuộc chiến này đã mang đến cho tôi ấn tượng sâu đạm. Đồng thời, Nguyễn Huệ trước quân Thanh xâm lược đã mang đến cho ta một bài học lịch sử sâu sắc. Từ cuộc chiến đánh trên, ta có thể thấy được, chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa. Và dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. Sự đoàn kết và tinh thần anh dũng của dân tộc Việt Nam ta đã làm nên nhiều chiến thắng loanh liệt trong lịch sử thế giới.
Bài làm 3
Tôi là người lính trong nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung. Được tham gia trận đánh nên tôi thấy rất vẻ vang khi một đất nước nhỏ bé có thể đánh thắng khi quân địch vô cùng mạnh. Đặc biệt là trận đấu Ngọc Hồi- Hà Hồi đại phá quân Thanh. Sau đây tôi xin kể cho các bạn nghe về diễn biến trận đánh ấy mùa xuân Kỉ Dậu năm 1789.
Các bạn cũng biết hồi đó vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, nhân cơ hội đó Tôn Sĩ Nghị kéo hai mươi vạn quân Thanh đi thẳng vào Thăng Long xâm lược nước ta mà không tốn một mũi tên hạt đạn nào. Được tin đó Bắc Bình Vương- Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788. Ngay hôm đó nhà vua đã mở một đội quân ra Bắc và tôi có mặt trong đấy. Có thể nói rằng đó là một cuộc lùi binh thần tốc. Chúng tôi đi suốt ngày đêm không nghỉ bằng chân bộ. Thật là không gì bằng sức con người.
Đêm 29 Tết đánh đồn sông Gián Khẩu và đến nửa đêm 30 Tết kế hoạch đánh đồn Hà Hồi. Là đồn nhỏ vua Quang Trung cho chúng tôi dùng mưu kế và trận đánh diễn ra nhanh chóng quân Thanh phải đầu hàng. Quả thực vua Quang Trung đúng là một người tài giỏi.
Nhưng khi đánh đồn Ngọc Hồi thì quả là khó khăn bởi đây là đồn lớn ở địa thế bằng phẳng, bảo vệ kinh thành Thăng Long, xây dựng kiên cố, đội quân tinh nhuệ đó là điều bất lợi về phía chúng ta. Vì thế mà ta đã phải chuẩn bị ba tấm ghép thành một bức lấy rơm dấp nước phủ kín mười người khênh một bức, lung dắt dao ngắn dàn theo chữ “nhất” phía sau là đội quân binh tinh nhuệ chỉnh tề được vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy.
Trận đánh diễn ra mờ sáng mùng 5 Tết khi mà màn sương mù vẫn chưa tan, mưa phùn quân Tây Sơn lặng lẽ bao vây đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn mũi tên có lửa nhưng bị tấm ván cản lại làm vô hiệu hóa. Quân Thanh trong đồn dùng súng bắn ra nhưng không chúng một ai. Nhân lúc có gió Bắc hắn phun khói lửa, khói tỏa mù trời phòng làm quân ta hoảng sợ. Nhưng bỗng trời chuyển gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Thật là gậy ông đập lung ông. Trong thành quân địch rối loạn. Thừa thế quân ta xông thẳng vào trong thành văng ván xuống đất. Khi giao gươm của hai bên chạm vào nhau thì ai nấy đều cầm giao ngắn chém bừa. Đội quân phía sau thấy thế xông lên. Khung cảnh lúc thế trận đấu thật là hỗn loạn, tiếng gươm giáo, tiếng la hét gieo hò của nghĩa quân Tây Sơn họ tung hoành trên chiến trường dũng cảm. Vua Quang Trung uy nghi ngồi trên lung voi điều khiển ba quân tiến thẳng vào thành. Thật là một hình ảnh oai phong lẫm liệt.
Trong phút chốc quân ta đã chiếm đồn Ngọc Hồi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Thân nằm đầy đồng, máu chảy thành suối quân địch còn lại bỏ chạy toán loạn. Trưa mùng 5 Tết vua Quang Trung cùng đội quân tiến thẳng vào Thăng Long với tiếng gieo hò của nhân dân, sắc đào của hoa xuân, tiếng pháo nổ của ngày tết. Tôi rất khâm phục khi vua Quang Trung là người trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược. Là một người chiến sĩ tôi cũng rất tự hào vì mình cũng góp một công sức để đem thắng lợi về cho dân tộc.
Giờ đây khi đất nước đã được thái bình tôi không hề quên được trận đánh vẻ vang đấy. Nghĩ lại thời đấy thì tôi vẫn rất buồn khi có nhiều người đã hi sinh, chúng tôi tự hào về cuộc chiến đấu của mình. Tôi mong rằng sau này đất nước sẽ không còn chiến tranh, mọi người có cuộc sống hạnh phúc. Trận chiến Hà Hồi- Đống Đa đã đi vào trang sử vàng của dân tộc, niềm tự hào của con cháu muôn đời.