Trang chủ » Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7 hay nhất

Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7 hay nhất

Các mẫu bài văn biểu cảm về cây mai vàng ngày Tết hay dưới đây phục vụ cho Đề bài Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7. Lambaitap.edu.vn biên soạn nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ Văn 7 và đạt điểm cao hơn trong bài làm văn sắp tới đây của mình, đồng thời trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho phụ huynh và thầy cô.

Dàn ý bài văn biểu cảm về cây mai

1. Mở bài:

Giới thiệu về cây hoa mai mà em muốn nêu cảm nhận

2. Thân bài:

a/ Miêu tả bên ngoài cây mai:

Cây hoa mai là loại cây thân gỗ, thân mảnh, phân thành nhiều cành khác nhau.

Cây mai tuy gầy nhưng mỗi bông hoa nở ra đều như một bàn tay e thẹn ấm áp của cô tiên Xuân đang vỗ về vuốt ve những trái tim khát khao mùa xuân tới.

Lá cây hoa mai nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, xòe rộng tán.

b/ Biểu cảm về cây mai:

Những ngày giáp Tết cuối năm, gia đình em luôn mua cây mai vàng để trưng Tết và trang trí thêm cho cây mai thêm rực rõ như câu đối Tết, đồng tiền may mắn, phong bao đỏ v.v.

Trái tim tôi ấm áp lạ kì mỗi khi tôi trang trí cây mai

Sắc vàng của hoa quyện với hơi thở của mùa xuân thực sự khiến lòng người thêm rộn ràng trong dịp Tết sắp đến, mùa xuân về cũng là dịp sum họp của gia đình.

Màu vàng của bông hoa mai nở thật dễ khiến nhiều người con xa xứ cảm thấy nhớ nhà  nhiều hơn. Bởi vì hoa mai là biểu tượng cho sự may mắn, sum vầy trong gia đình.

3. Kết bài:

Nói về tình cảm, biểu cảm về cây mai vàng nhà em 

Bài làm 1: Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7

Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.

Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân , xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông khoogn có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.

Hoa mai năm cánh tựa như hao đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.

Bài làm 2: biểu cảm về cây mai vàng ngày Tết lớp 7

Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.

Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà

Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.

Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.

Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc. (Hết)

Bài làm 3:  Bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7

Trước sân nhà em, ông em có nhiều cây hoa kiểng. Nhưng em thích nhất là chậu hoa mai.

Cây mai này, trồng đã lâu rồi. Dáng vẻ thanh nhã. Thân cây to bằng cổ tay em, cao độ một thước rưỡi. Thân cây màu nâu sậm, sần sùi, mụn to, mụn nhỏ. Cành cong queo, gầy guộc mọc tua tủa ra và mang nhiều lá, mỗi lá to bằng hai ngón tay của em, hình bầu dục. Màu xanh đậm viền những răng cưa nhỏ.

Lá non màu xanh phơn phớt hồng. Rằm tháng chạp âm lịch em tiếp ông lặt lá. Ít lâu sau, trên những cành mọc ra những chùm lá non nõn nà và những chùm hoa búp màu xanh rồi dần dần nở ra những chùm hoa vàng rực, có năm cánh vàng mềm mại khum khum che chở cho những nhụy hoa điểm một chút màu tím.

Dịp này những ong, bướm hút mật hoa mỗi lần gió thoảng qua làm cho vài cánh hoa rơi chập chờn như bướm lượn. Ngày Tết, mẹ em cắt vài cành mai đẹp nhất để cắm vào lọ hoa trên bàn thờ và nơi phòng khách. Trông đẹp làm sao ! Sau Tết, ông em và em vun gốc, bón phân, tưới nước và tỉa những cành khô và những bông đã tàn để cho sang năm cây tươi tốt có nhiều hoa đẹp.

Em rất thích cây hoa mai vì nó có vẻ đẹp đằm thắm, thanh nhã. Ngoài ra, cây mai còn là biểu tượng cho sự may mắn của mọi gia đình trong năm mới.

Bài làm 4: Viết bài văn biểu cảm về cây mai vàng lớp 7

“Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang”. Đó là những lời trong bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy mà mỗi dịp Tết về tôi lại được nghe. Không biết từ bao giờ, hoa đào và hoa mai đã trở thành một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Đặc biệt là hoa mai – loài hoa mà tôi yêu nhất.

Những ngày giáp Tết, tôi lại cảm thấy vô cùng sung sướng khi được cùng ông nội dạo chơi quanh chợ hoa. Muôn vàn loài hoa khoe sắc nhưng tôi lại chỉ thích ngắm hoa mai. Những cây mai đều được những đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm vườn tạo ra những dáng cây – mỗi dáng có một ý nghĩa riêng. Dù không am hiểu nhưng tôi cảm thấy những dáng cây đó đều rất đẹp.

Gốc cây mai to lớn, xù xì được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu. Những đường gân rắn chắc nổi lên. Các cành cây cũng được uốn lượn theo nhiều dáng khác nhau. Lá cây nhỏ và dài, ở mép của mỗi chiếc lá đều có hình răng cưa. Khi còn non, lá có màu xanh non, mỏng manh. Đến lúc giá lá cây sẽ có màu xanh đậm và dày hơn.

Nhưng tôi thích nhất là những bông hoa mai. Hoa mai thường mọc thành từng chùm nhỏ. Mỗi nụ hoa có năm cánh. Cánh hoa nhỏ xíu, mềm mại, và rất mỏng manh. Ở chính giữa là những chiếc nhị hoa nhỏ xíu có màu vàng cam. Từng chùm hoa nở rộ như sưởi ấm lòng người giữa tiết trời cuối đông vẫn còn lạnh giá.

Có được một chậu mai để trong nhà vào ngày Tết sẽ đem đến cho gia chủ sự may mắn trong năm mới. Cây mai cũng thể hiện được phẩm chất của người Việt Nam: cao quý, thanh nhã. Quan trọng nhất là khi những bông hoa mai hé nở, cũng là lúc ngày Tết sắp đến, một mùa xuân nữa lại về. Khi ấy, có lẽ trong lòng mỗi người lại cảm thấy thật xôn xao, háo hức.

Hoa mai đã trở thành một thứ hương vị riêng của ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Cũng là món quà tuyệt mĩ mà thiên nhiên dành tặng cho con người. Yêu biết bao nhiêu loài hoa của mùa xuân.

Bài làm 5: Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7

Nếu hoa đào là loài cây đặc trưng cho ngày tết ở miền Bắc, thì ở miền Nam đó chính là hoa mai. Tết năm nay, gia đình em đã mua một cây hoa mai để trang trí nhà cửa cũng như để cầu chúc một năm mới thịnh vượng, bình an.

Em còn nhớ đó là ngày ba mươi Tết, ba em đã ra khu chợ hoa của thành phố để mua một cây hoa mai về nhà. Ba trồng cây trong một chiếc chậu sứ màu trắng, đặt ở góc sân. Còn mẹ thì trang trí cho cây những câu đối hay phong bao lì xì đỏ. Em phụ trách tưới nước cho cây. Xong xuôi, em cùng em trai mang ghế ra ngồi ngắm nhìn cây mai.

Dáng của cây mai rất thẳng. Gốc mai cằn cỗi, xù xì lớp vỏ. Những đường gân rắn chắc nổi lên phô diễn sức mạnh của rễ cây. Cành cây trông khẳng khiu, gầy guộc. Còn thân cây lại cứng cáp, mạnh mẽ.

Lá của cây mai thon dài như lá trà, mép lá có hình răng cưa. Lúc non lá có màu xanh phơn phớt hồng. Khi lớn hơn, lá sẽ có màu xanh đậm. Ba nói với em rằng, những ngày trước Tết, người ta thường tỉa những chiếc lá già để từ đó những chiếc lá non sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Đẹp nhất phải kể đến hoa mai. Những bông hoa có màu vàng, trông thật ấm áp dưới ánh nắng rực rỡ. Mỗi nụ mai thường có năm cánh. Hiếm lắm mới bắt gặp một vài bông hoa có nhiều cánh hoa hơn. Những cánh hoa mềm mại, mỏng manh được xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Chính giữa là vài chiếc nhị hoa nhỏ xíu. Những bông hoa rung rinh dưới ánh nắng trông thật tuyệt vời. Đâu đó, tiếng chim ca líu lo như đang chào đón một mùa xuân nữa lại về.

Không phải ngẫu nhiên mà cây mai được coi là biểu tượng của ngày Tết. Mà bởi hoa mai được xem là đem đến sự tài lộc, thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Sắc mai vàng rực rỡ cũng tượng trưng cho sự sống, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng mai thẳng đứng trông thật thanh cao, tượng trưng cho khí phách của người dân Việt từ ngàn đời nay. Đối với người dân sống ở miền Nam – việc có một cây mai trong nhà vào ngày Tết đã trở thành một “truyền thống” không thể thiếu, không thể bỏ.

Cây mai đã trở thành biểu tượng của mùa xuân, của vẻ đẹp cao khiết và của tâm hồn người Việt Nam – thanh cao mà bình dị. Vì vậy, mỗi dịp Tết về, em lại háo hức đón chờ cùng ba đi sắm sửa một cây hoa mai.

Bài làm 6: Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7

Nhân dân vốn rất yêu hoa mai, hoa đào. Ngày tết, trong nhà lúc nào cũng có một chậu hoa mai vàng trang nghiêm giữa nhà. Hay ít ra cũng là chậu cúc nhỏ, hoặc lay ơn, hoặc thược dược trang trí không gian hành lang, đốc kệ. Nhà ông tôi cũng có cây mai thật lớn được trồng bên gốc sân. Mấy hôm nay, ông ra sức chăm tưới mong cây mai ra hoa đúng giao thừa.

Thật là cây không phụ lòng người thành tâm. Mùng một tết, khí trời ấm áp, hoa mai bắt đầu nở. Mới hôm qua búp nụ còn e ấp trên cành, sáng ra đã thấy một toà hoa vàng rực rỡ trước sân. Ông đứng nhìn cây, tay còn cầm bình nước, mỉm cười tâm đắc bảo: “Quý nhất là mai. Quả thực đẹp hết xẩy. Đẹp hơn cả cây mai nhà bác Quyến nhà ta rồi”.

Cây mai ấy ông tôi đã trồng từ rất lâu rồi. Ngày tôi còn nhỏ, tôi đã thấy cây mai ở vườn. Lúc ấy, nó mới cao ngang đầu tôi, cành lá còn non nớt nhưng đã đơm hoa lưa thưa được mấy xuân rồi. Bẵng đi một thời gian, tôi không để ý đến, cây đã âm thầm lớn lên. Lúc ông tôi đánh cây trồng vào gốc sân, chỗ cây đang đứng bây giờ thì cây mai đã trưởng thành, gốc cây bụ bẫm, cành lá sum xuê rồi. Ông nói, mai đã đủ sức ra đều hoa, ông đánh trồng vào đây cho tiện chăm bón. Chỉ độ từ giờ đến tết cây khoẻ sẽ cho ra nhiều hoa.

Ông tôi là người trồng cây kiểng có nhiều kinh nghiệm nên hiểu cây rất rõ. Sau đó, ông cắt hết cành lá, chỉ giữ lại một vài cành rạo thế. Từ cây mai phủ tràn tán lá, giờ nó trụi lủi khiến tôi tiếc ngẩn ngơ. Tôi cứ lo sợ không có lá cây mai chắc sẽ chết mất. Nhưng tôi biết, ông làm thế là có cái lí của ông. Ông yêu mai như yêu chính mình, đời nào ông lại làm hại nó chứ.

Quả thực, năm ấy, cây mai ra hoa rực rỡ chưa từng có. Khắp các cành cành nhánh chin chít hoa là hoa khiến cây vàng rực như chiếc đèn lồng khổng lồ. Chen lẫn trong đám hoa là búp nụ chưa nở. Chắc nó đang chờ đợi đến lượt mình khoa sắc. Không có gì phải vội khi mùa xuân còn kéo dài.

Tôi có dịp quan sát hoa mai thật kĩ. Mỗi bông hoa có năm cánh, xếp đều tăm tắp trên đài hoa. Đài hoa cứng cáp nâng đỡ toàn bộ bông hoa. Nhụy hoa bé xíu nép mình bên cánh hoa. Hoa mai khiêm nhường, nhũn nhặn, mau nở chóng tàn là dấu hiệu của thời gian tàn phai không chờ đợi một ai. Nhìn hoa mai nở rồi tàn ta không khỏi giật mình nhận ra những gì tươi đẹp thường rất mong manh, dễ vỡ.

Rực rỡ trong mấy ngày xuân rồi lặng im, vắng bóng, thế mà cây mai, hoa mai luôn được con người tôn quý. Có thể nói, trong các loài cây và hoa, cây mai, hoa mai chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá con người Việt Nam, nhất là trong ngày tết cổ truyền dân tộc. Đã thành thông lệ, ngày tết, nhà nào cũng sắm sửa một cành mai vàng ở trong nhà. Hoa mai không chỉ tô điểm cho không gian tết mà còn tượng trưng cho sự thịnh vượng, an lành. Ông tôi thường bảo rằng một cành mai có đủ cả hoa vàng, lộc non và búp nụ sẽ mang lại cho con người niềm tin về một năm vượng phát, dư dả và bình yên.

Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp của đất trời và nó càng đẹp hơn khi con người gắn cho nó ước mơ, khát vọng và niềm tin thánh thiện vào cuộc sống. Bởi thế, chẳng có hoa nào xấu, chỉ là con người chưa nhìn thấy vẻ đẹp ẩn tàng bên trong nó mà thôi. Hoa mai cũng thế. Mùa xuân đâu chỉ có hoa mai nở và thế gian đâu thiếu hoa vàng nhưng cái cách hoa mai nở, hoa mai tàn không khỏi khiến người ta xao xuyến, bồi hồi, ngưỡng vọng và tôn vinh, xem đó là cái đẹp mong manh nhưng trường cửu, hủy diệt rồi tái sinh, mềm mại mà cứng rắn vô cùng.

Chẳng ai đem phân chất một mùi hương và như thế cũng chẳng ai đi phân tách hình thức của cái đẹp và nội dung của nó. Ý nghĩa của cây hoa mai trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam là không thể thay thế được, không thể so sánh được. Ngày sau, khi vào dịp tết, có thể người ta sẽ không còn chưng hoa mai, không còn trồng mai, nhưng hình ảnh hoa mai vàng lung linh trên bàn thờ tổ tiên mãi mãi là hình ảnh còn nhớ mãi, không bao giờ mờ phai trong kí ức của con người.

Bài làm 7: Viết bài văn biểu cảm về cây mai vàng lớp 7

Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.

Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa.

Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân , xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời.

Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.

Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ.

Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người.

Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cúng và hạnh phúc hơn.

Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.

Lời kết

Bạn vừa tham khảo 7 bài văn Biểu cảm về cây mai Lớp 7 và 1 dàn ý bài văn biểu cảm về cây mai vàng do ban biên tập Lambaitao.edu.vn dày công tổng hợp nhằm hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 có thể dựa vào đó để lên ý tưởng triển khai bài tập Ngữ Văn 7 của mình.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top