Trang chủ » 10 Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất hiện nay

10 Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất hiện nay

Cây lúa từ lâu đã là cây lương thực chính đem đến những hạt gạo trắng ngần, từ những hạt gạo đó nấu lên bữa cơm gia đình đầy dinh dưỡng. Vì thế hôm nay Lambaitap.edu.vn chia sẻ đến các bạn 5 bài văn biểu cảm về cây lúa hay nhất, đặc sắc nhất. Cùng xem ngay dưới đây nhé.

Dàn ý bài văn biểu cảm về cây lúa

I. Mở bài:

Từ bao đời nay, cây lúa là một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam

Đồng thời, Cây lúa cũng là tên gọi của một nền văn minh lâu đời – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài:

1. Tổng quan:

Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất trong các loại ngũ cốc. Là cây lương thực chính của người Việt Nam cũng như toàn thể người Châu Á
2. Thông tin chi tiết:

a. Đặc điểm bên ngoài

Cây lúa là cây một lá mầm và rễ chùm. Các lá bao quanh thân, phiến lá dài và mỏng.
Có 2 vụ lúa là Chiêm, Mùa.
b. Cách trồng lúa phải trải qua nhiều công đoạn:

Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ. Rồi nhổ cây mạ cấy xuống đất ruộng. Ruộng phải được cày bừa, làm đất, bón phân và phải sâm sấp nước.
Khi lúa nứt nhánh thành từng bụi phải bón lót, bón phân, trừ sâu, diệt cỏ
Người nông dân khi cắt lúa về sẽ tuốt hạt, phơi nắng rồi xay thành hạt gạo…
III. Kết bài:

Cây lúa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của người dân Việt Nam
Cây lúa không chỉ mang lại cuộc sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 1

Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng núi cao trập trùng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lúa. Thử bóc một hạt lúa, ta sẽ thấy ngay hạt gạo trắng ngần bên trong. Những hạt gạo trắng trẻo, tinh khiết khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những cô thôn nữ dịu dàng. Hình ảnh những cô thiếu nữ còn được dùng để chỉ lúa khi hãy còn xanh. Lúa đương thì con gái xanh mơn mởn, màu xanh tươi trẻ, màu xanh báo hiệu một vụ mùa bội thu. Trong những ngày ấy, nếu bạn có dịp đi qua ruộng lúa, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào .rất đặc trưng của lúa, một mùi ‘thơm thoang thoảng, không quá nồng nàn mà xiết bao gợi nhớ. vẻ dẹp, mùi thơm của lúa chỉ giản dị, mộc mạc như người dân quê. Có lẽ vì vậy mà cây lúa gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.

Lúa gắn bó với người dân quê đất Việt cũng bởi lúa mang lại giá trị vật chất to lớn. Nước ta là đâ’t nước nông nghiệp, mà nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu lại dựa vào cây lúa. Lua cung cấp lương thực cho người Việt Nam. Từ hạt gạo, ta có thể làm ra biết bao nhiêu món ăn ngon, bổ như cơm trắng, hay các loại bánh: bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh tẻ, bánh phở… Những món ăn không nơi đâu có được, những món ăn mang dậm hương vị đồng dất quê nhà khiên những người con xa quê luôn bồi hồi nhớ về, khiến những vị du khách nước ngoài ăn một lần rồi nhớ mãi không quên. Ngày xưa, khi đất nước ta còn dưới ách ngoại xâm, được ăn một bát cơm trắng là niềm mơ ước của mỗi người. Còn ngày nay, không những đã tự cung cấp dủ ăn mà nước ta còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Với công nghệ hiện đại, giờ đây việc gặt lúa, tuốt lúa cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Các bác nông dân không còn phải vâ’t vả nữa mà mỗi năm lại có thể trồng được những hai, ba vụ lúa thay vì một vụ như trước. Trong những ngày nông nhàn, những người nông dân có thể dùng rơm rạ bện chổi bán lấy tiền để tăng thu nhập. Rơm còn được dùng để ủ nấm làm thành món nấm rơm rất ngon lại bổ nên được các bà nội trợ Ưa thích. Chưa hết, rơm còn được dùng đê lợp mái nhà che nắng, che mưa. Đâu chỉ có thế, rơm còn được dùng làm thức ăn cho trâu bò, còn thóc để nấu cám cho lợn ăn. Ngoài ra, người nông dân còn tận dụng rơm làm thành những cái ổ rất êm ái cho gà ấp trứng. Vậy đấy, từ một cây lúa nhỏ bé mà đem lại cho ta biết bao lợi ích, ta phải biết ơn cây lúa nhiều lắm.

Như đã nói, lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà nó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Từ ngàn xưa, cây lúa đã là một biểu trưng cho nền văn minh lúa nước. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy từ thuở Hùng Vương dựng nước vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại sửa soạn làm hai món bánh thơm thảo dâng lên tổ tiên. Dù đó chỉ là món ăn đơn giản nhưng lại mang nặng lòng biết ơn, hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên mình. Ngày xuân thì có bánh chưng, bánh giầy, còn mùa thu với Tết Trung thu cũng không thể thiếu một món ăn làm từ lúa, đó chính là cốm – một thức quà của lúa non (Thạch Lam). Cốm được gói trong lá sen nên vừa mang hương thơm của lúa non vừa ướp đượm hương sen quê nhà, tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Hơn thế nữa, cây lúa còn đi vào thơ văn, ca dao và cả trong tiếng hát của người dân Việt Nam. Trong những ngày hội mùa, cây lúa được đặc biệt tôn vinh, đây là cách để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với lúa, bởi lúa đã đồng hành cùng người dân Việt Nam suốt bao thế kỉ qua.

Cây lúa đã đi vào lòng người Việt Nam như một phần không thể thiếu từ bao đời nay. Cây lúa đem lại những lợi ích kinh tế và cả những giá trị vô giá về tinh * thần. Có thể coi lúa là biểu trưng cho tinh thần người Việt Nam không ngại khó, ngại khổ, bởi lúa có thể sinh trưởng tốt ởkhắp nơi, từ những miền đất trù phú tốt tươi đến cả miền đồi núi dất nghèo. Chính vì lúa gắn bó với người Việt Nam như vậy nên ta lại càng phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy nền văn minh lúa nước lâu đời.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 2

Cây lúa là loài cây mà em yêu thích nhất trong các loài cây. Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam đi vào thơ ca, ca dao:

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ thật sự là không sai bởi nó thể hiện một sự thật được chứng minh qua thời gian hình thành dựng nước và giữ hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Nước Việt Nam chúng ta là một đất nước được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Cây lúa chính là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc chúng ta với các bạn bè năm châu trên thế giới.

Cây lúa là cây mà em yêu thích nhất, cây lúa là cái tên có xuất xứ từ ngàn đời nay trong từng lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của con người Việt Nam. Nó cũng là một cây lương thực chính nuôi sống hàng triệu triệu người con đất Việt. Từ những hạt thóc được người nông dân ủ thành mầm rồi gieo xuống ruộng nước những cây mạ xanh non lên cao rồi trở thành cây lúa. Khi cây lúa trưởng thành trổ bông những bông lúa chín vàng trĩu nặng báo hiệu vụ mùa bội thu, con người no đủ.

Dưới bàn tay chăm chỉ lao động của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho trời bán lưng cho đất” cần cù chịu thương chịu khó trải qua bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông những bông lúa đã hình thành tạo nên mùa màng bội thu, lúa đầy bồ và rơm vàng đầy đường. Những người nông dân được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Từ hạt lúa khi chúng ta bóc vỏ sạch sẽ có hạt gạo trắng ngần làm nên những bát cơm thơm dẻo trong mỗi gia đình. Nếu như lúa mì là thức ăn chính của các nước phương Tây thì hạt gạo lúa tẻ cơm trắng lại là thức ăn chính của người Việt Nam và một số người thuộc nước Á Đông chúng ta.

Cảm nghĩ về loài cây em yêu 

Từ cây lúa tẻ chúng ta có thể làm được rất nhiều món ăn thơm ngon khác như bún, phở, các loại bánh đúc, bánh tẻ, bánh giò…đều là những món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong đó, Phở là một món ăn vô cùng đặc sắc là nét tinh tế cũng là ẩm thực truyền thống của dân tộc ta. Nhiều bạn bè quốc tế khi tới thăm đất nước Việt Nam chúng ta đã không khỏi trầm trồ khi được thưởng thức mùi vị thơm ngon của món Phở Hà Nội. Đó là một nét văn hóa của người Tràng An.

Phở Hà Nội tinh tế bởi nước dùng, và những loại gia vị đi kèm, cùng các loại rau sống. Mỗi buổi sáng bạn có thể chào ngày mới bằng một tô phở gà, hoặc phở bò.., thơm lừng nóng hổi, vị cay của ớt, vị chua của giấm tỏi, vị thanh của chanh cùng vị ngọt ngào của nước dùng béo ngày, quyện với vị hành và rau sống sẽ là một điều vô cùng thú vị.

Lúa nếp có thể làm thành nhiều loại bánh vô cùng đặc biệt như bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của nước ta. Đặc biệt là bánh chưng thường xuất hiện vào những dịp lễ Tết hoặc những hội hè đình đám quan trọng.Dù là loại lúa nào thì cũng đều là những hạt gạo vô cùng quý giá của con người lao động Việt Nam. Đặc biệt là lúa tẻ, nó xuất hiện trong mỗi gia đình từ miền xuôi tới miền ngược từ vùng cao tới đồng bằng, đều cần phải ăn cơm tẻ trong mỗi bữa cơm của mình.

Những hạt cơm thơm dẻo khiến cho con người ta có đủ năng lượng để làm việc và để có thể tiếp tục sáng tạo, tạo ra nhiều của cải vật chất cho cuộc sống con người.

Cây lúa cũng là biểu tượng thiêng liêng thể hiện nét truyền thống của người dân nước ta khi mà chúng ta được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Mọi phong tục tập quán của người dân đều gắn bó với cây lúa. Nhờ cây lúa mà nước ta thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thứ ba trên thế giới. Chúng ta có điều kiện giới thiệu quảng bá hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 3

Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà… cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: ” Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ” Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.

Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra… xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

– Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.

Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ba thường bảo tôi:

– Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 4

Việt Nam vốn là nước có nền văn minh nông nghiệp, vì thế hình ảnh cây lúa trở lên gần gũi ,quen thuộc và có ích với cuộc sống con người. Cây lúa gắn bó gần gũi với người nông dân,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc bao đời nay.

Đi khắp các miền quê có lẽ hình ảnh đẹp nhất chính là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cây lúa trồng ngày nay có nguồn gốc từ cây lúa hoang, mọc ven sông suối hay các thung lũng, xuất hiện từ thời nguyên thủy ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.Sau đó con người thấy được hạt thóc hạt gạo đã mang về trồng và dần dần thành lúa trồng ngày nay.

Việt Nam là 1 cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cây lúa xuất hiện đầu tiên ở ven sông hồng. Cây lúa ban đầu là hạt thóc giống được người nông dân gieo trên đồng, mọc lên thành những cây mạ. Sau đó người nông dân đem mạ ra những chân ruộng trũng đã được cầy bừa kĩ với nước vừa phải. Chỉ vài ba ngày mạ bén rễ và bắt đầu sinh trưởng. Khoảng một tháng, lúa đã lên xanh tốt rồi có đòng, đòng trổ lên thành bông lúa.

Lúa thuộc họ thân mềm, lá dài,hạt có vỏ bọc ngoài. Lúa cũng là cây nhiệt đới, ưa sống dưới nước, ưa nhiệt độ cao. Thân lúa mảnh mọc từng khóm, lá nhọn sắc như lưỡi kiếm nhỏ vươn lên đón ánh mặt trời. Rễ lúa là rễ chùm bám sâu vào lòng đất,gợi sự cần cù chịu khó như phẩm chất của người nông dân suốt đời tần tảo, 1 nắng 2 sương. Bông lúa lúc mới trổ có màu xanh,hạt lép,sau đó mới căng dần.Thấm thoát độ mười ngày không ra thăm đồng bông lúa đã khác hẳn. Thấm thoát đôi mươi ngày không ra thăm đồng là người nông dân xoay đi nỗi vất vả.

Dân gian có câu:”ba tháng trồng cây,bằng một ngày trồng quả”.Để chỉ cây lúa dù có xanh tốt đến đâu trong suốt 3 tháng sinh trưởng cũng không quan trọng bằng thành quả lúc gặt hái để mang được những hạt lúc chín vàng về nhà, nếu không may mất mùa thì đó là 1 nỗi buồn lớn cho người nông dân. Dựa vào đặc điểm hạt thóc người ta chia thành gạo nếp và tẻ. Trong họ nếp lại có nhiều giống như nếp cái, nếp hoa vàng, trong họ lúa tẻ lại có nhiều giống như tẻ đỏ, tẻ thơm Q5,302. Dựa vào đặc điểm thích nghi của các giống lúa như lúa nước lúa cạn. Lúa nước là giống đuọc trồng phổ biến ở nước ta.

Hạt thóc chế biến thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người. Ngoài ra nó còn phục vụ xuất khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới,sau Thái Lan. Từ hạt gạo người ta chế ra nhiều loại bánh rất ngon. Nó còn cung cấp cho ngành công nhiệp nhẹ như rượu, bia, thực phẩm. Lúa còn làm thức ăn cho động vật hay thân lúa lợp nhà,bện ổ….

Từ hạt gạo con người làm ra bánh chưng,bánh dày,làm nên hương vị tết cổ truyền,một phong tục đẹp ăn vào đời sống dân tộc Việt Nam. Bông lúa là biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước ASEAN,tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước,cũng như gợi tình cảm quê hương với những người xa sứ. Cây lúa còn gắn với các lễ hội: hội xuống đồng, lễ cúng cơm mới,….Cây lúa còn đi vào thơ ca nhạc họa, có không ít các bài hát bài thơ ca ngợi về cây lúa,cũng như ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,thể hiện niềm tự hào và tình yêu nước:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.

Xã hội phát triển ngày càng hiện đại hơn,ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh,những cánh đồng lúa càng thu hẹp lại thế nhưng cây lúa mãi mãi là loại cây có giá trị trong đời sống vật chất tinh thần người Việt Nam. Giá trị ý nghĩa của nó không thể thay đổi bởi hạt gạo nuôi sống con người Việt Nam ta cả nghìn năm nay.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 5

Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng núi cao trập trùng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lúa.

Thử bóc một hạt lúa, ta sẽ thấy ngay hạt gạo trắng ngần bên trong. Những hạt gạo trắng trẻo, tinh khiết khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những cô thôn nữ dịu dàng. Hình ảnh những cô thiếu nữ còn được dùng để chỉ lúa khi hãy còn xanh. Lúa đương thì con gái xanh mơn mởn, màu xanh tươi trẻ, màu xanh báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Trong những ngày ấy, nếu bạn có dịp đi qua ruộng lúa, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào rất đặc trưng của lúa, một mùi ‘thơm thoang thoảng, không quá nồng nàn mà xiết bao gợi nhớ. Vẻ dẹp, mùi thơm của lúa chỉ giản dị, mộc mạc như người dân quê. Có lẽ vì vậy mà cây lúa gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.

Lúa gắn bó với người dân quê đất Việt cũng bởi lúa mang lại giá trị vật chất to lớn. Nước ta là đất nước nông nghiệp, mà nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu lại dựa vào cây lúa. Lúa cung cấp lương thực cho người Việt Nam. Từ hạt gạo, ta có thể làm ra biết bao nhiêu món ăn ngon, bổ như cơm trắng, hay các loại bánh: bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh tẻ, bánh phở… Những món ăn không nơi đâu có được, những món ăn mang dậm hương vị đồng đất quê nhà khiên những người con xa quê luôn bồi hồi nhớ về, khiến những vị du khách nước ngoài ăn một lần rồi nhớ mãi không quên.

Ngày xưa, khi đất nước ta còn dưới ách ngoại xâm, được ăn một bát cơm trắng là niềm mơ ước của mỗi người. Còn ngày nay, không những đã tự cung cấp đủ ăn mà nước ta còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Với công nghệ hiện đại, giờ đây việc gặt lúa, tuốt lúa cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Các bác nông dân không còn phải vất vả nữa mà mỗi năm lại có thể trồng được những hai, ba vụ lúa thay vì một vụ như trước.

Trong những ngày nông nhàn, những người nông dân có thể dùng rơm rạ bện chổi bán lấy tiền để tăng thu nhập. Rơm còn được dùng để ủ nấm làm thành món nấm rơm rất ngon lại bổ nên được các bà nội trợ ưa thích. Chưa hết, rơm còn được dùng để lợp mái nhà che nắng, che mưa. Đâu chỉ có thế, rơm còn được dùng làm thức ăn cho trâu bò, còn thóc để nấu cám cho lợn ăn. Ngoài ra, người nông dân còn tận dụng rơm làm thành những cái ổ rất êm ái cho gà ấp trứng. Vậy đấy, từ một cây lúa nhỏ bé mà đem lại cho ta biết bao lợi ích, ta phải biết ơn cây lúa nhiều lắm.

Như đã nói, lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà nó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Từ ngàn xưa, cây lúa đã là một biểu trưng cho nền văn minh lúa nước. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy từ thuở Hùng Vương dựng nước vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại sửa soạn làm hai món bánh thơm thảo dâng lên tổ tiên. Dù đó chỉ là món ăn đơn giản nhưng lại mang nặng lòng biết ơn, hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên mình.

Ngày xuân thì có bánh chưng, bánh giầy, còn mùa thu với Tết Trung thu cũng không thể thiếu một món ăn làm từ lúa, đó chính là cốm – một thức quà của lúa non (Thạch Lam). Cốm được gói trong lá sen nên vừa mang hương thơm của lúa non vừa ướp đượm hương sen quê nhà, tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Hơn thế nữa, cây lúa còn đi vào thơ văn, ca dao và cả trong tiếng hát của người dân Việt Nam. Trong những ngày hội mùa, cây lúa được đặc biệt tôn vinh, đây là cách để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với lúa, bởi lúa đã đồng hành cùng người dân Việt Nam suốt bao thế kỉ qua.

Cây lúa đã đi vào lòng người Việt Nam như một phần không thể thiếu từ bao đời nay. Cây lúa đem lại những lợi ích kinh tế và cả những giá trị vô giá về tinh thần. Có thể coi lúa là biểu trưng cho tinh thần người Việt Nam không ngại khó, ngại khổ, bởi lúa có thể sinh trưởng tốt ở khắp nơi, từ những miền đất trù phú tốt tươi đến cả miền đồi núi đất nghèo. Chính vì lúa gắn bó với người Việt Nam như vậy nên ta lại càng phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy nền văn minh lúa nước lâu đời.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 6

Việt Nam là quốc gia có văn minh lúa nước từ lâu đời nên cây lúa là cây vô cùng quen thuộc với chúng em.

Nhà em cũng trồng lúa. Mùa trồng lúa là mùa tháng 2 sau tết và tháng 6 mùa hè. Vì là cây lương thực chính nên nhà em trồng khoảng 1 mẫu ruộng. Để có được cây lúa lúc đầu mẹ em đã dùng thóc giống ngâm nước. Thóc lựa chọn làm giống phải là hạt to, mẩy và khổng sâu bệnh. Nên thường mọi người mua giống tại hợp tác xã. Giống lúa nhà em thường trồng là lúa tẻ thơm và ít lúa nếp để làm bánh và nấu xôi.
Khi lựa chọn hạt giống và ngâm nước xong, mẹ ủ ấm và tưới nước khoảng 4-6 ngày là thành mầm, gieo mạ và khi lớn lên thì nhổ mang ra ruộng cấy thì lên cây lúa. Cây lúa giống tết thơm này thân mảnh, màu xanh mướt. Một gốc khoảng 2-3 cây lớn lên thành khóm. Cây lúc đầu có khoảng 3-4 lá sau lớn dần thành 7-8 lá. Khoảng 2 tháng gọi là thời kì con gái cây sẽ ra đòng đòng ở giữa thân chính là bộ phận tạo hạt lúa. Khoảng hơn tháng sau sẽ đến thời kì thu hoạch.

Khi cây lúa chín thì thân hơi ngả vàng, bông lúa màu vàng, chín hẳn thì bông sẽ uốn cong xuống gọi là lúa uốn câu. Giống như người chín chắn và đức tính tốt phải luôn khiêm tốn, hạ mình không kiêu ngạo là lúa đã chín muồi uốn câu. Lúc này những bác nông dân bắt đầu đi thu hoạch.

Mỗi sào lúa khoảng 360 m2 và nếu bội thu sẽ mang lại cho nông dân khoảng 2-3 tạ một sào ấy.Nhưng phải mất bao mồ hôi, công sức và mưa nắng mới cho được 2-3 tạ ấy. Nên có bài thơ cũng ví hạt lúa với hạt vàng vì nó có được bởi sự vất vạt không nói thành lời của người nông dân trong đó có cả bố mẹ em. Em thật biết ơn gia đình bố mẹ không ngại vất vả nuôi lớn em từng ngày.

Em rất yêu cây lúa vì nó là lương thực không thể thiếu với mỗi người và gắn bó lâu đời với nhân dân.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 7

Đi từ Nam ra Bắc hình ảnh mà chúng ra bắt gặp nhiều nhất trên hành trình đó là cây lúa. Lúa mọc khắp nơi trên dải đất Việt Nam hình chữ S, nó như là biểu trưng cuộc sống của dân tộc Việt.

Người dân Việt Nam quen với hình ảnh lúa nước trên những cánh đồng làng quê. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với những ruộng đất màu mỡ,phù du giúp chúng ta có diều kiện để trồng lúa nước.

Cây lúa nước là biểu trưng sức sống con người nhân dân ta. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé như cây lúa nhưng sức sống thì vô cùng mãnh liệt. Khi mới là mầm móng nhỏ từ một hạt thóc chúng được người nông dân gieo nên những hạt mầm, những hạt mầm đó được gieo dưới những vùng đất màu mỡ và chúng vươn mình để tạo nên những bông lúa vàng nặng trĩu.

Con người Việt Nam cũng thế, họ sống trong một đất nước không quá rộng lớn, họ không có một nền tảng ban đầu giàu có như các nước châu Âu, châu Mỹ nhưng họ với tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước họ nổ lực từng ngày làm việc chăm chỉ, cẩn cù.

Đối với những người nông dân, cây lúa như bạn đồng hành suôt cuộc đời họ. Người Việt Nam coi lúa gạo là lương thực chính. Họ trân trọng những hạt cơm, những hạt cơm đó thơm vị quê nhà và họ cúng ý thưc được rằng để tạo thành những hạt cơm dẻo ngon này là cả mồ hôi, công sức của những người nông dân.

Nó đem lại về mặt kinh tế. Ngoài ra nó có một giá trị văn hóa khá lớn, nếu không có lúa tạo ra những hạt gạo thì văn hóa Việt nam khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc. Nói vậy là bởi vì, những món ăn đặc sắc của người Việt chúng ta đều bắt nguồn từ những hạt lúa đó.

Cây lúa không phải là loài cây chỉ cần gieo nó xuống đất là nó có thể tự mọc lên thành quả mà đó là cả một quá trình tỉ mỉ, cần cù của những người nông dân áo nâu ấy

Cây lúa gắn với kí ức tuổi thơ chúng tôi, gắn với cuộc đời của ba mẹ tôi; những ngày rong chơi thả diều trên những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu khiến chúng tôi sẽ không quên những kỉ niệm đẹp ấy.

Dù đang ở trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều loài lương thực khác có thể thay thế lương thực hằng ngày của bạn bằng gạo, thóc nhưng nó chỉ thay thế trong tức thì còn những hạt cơm làm cho bạn không bao giờ chán về vị cơm dẻo ngon đó. Chúng ta cảm ơn trời đất đã tạo điều kiện cho chúng ta trồng nên những hạt mầm tinh túy này.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 8

Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai.

Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dày bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơm.

Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.

Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe.

Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh chưng bánh giầy-món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.

Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.

Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 9

Em vui em hát
Hạt gạo làng ta
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta​

Chẳng biết từ bao giờ mà cây lúa – loài cây quen thuộc của làng quê trở nên gần gũi với tôi đến như thế. Trong trí óc non nớt của tôi đã từ lâu luôn khắc ghi hình ảnh loài cây giản dị và thân thương ấy.

Trên cánh đồng bát ngát làng tôi, đâu đâu cũng thấy hình ảnh của những cây lúa. Còn gì đẹp hơn màu xanh xanh hòa với màu vàng óng dưới ánh nắng mặt trời. Yêu biết bao lúc mạ gieo – lúc sự sống bắt đầu. Rồi nhờ đến các bác nông dân cất công chăm sóc, cây lúa lớn lên từng ngày. Từng hạt thóc vàng tươi chạm tới cả mặt bùn là minh chứng cho việc cây lúa đã thật sự trưởng thành. Khi người gặt đem về rồi xay ra, nó mới thật sự trở thành những hạt gạo trắng ngần – một vẻ đẹp thuần khiết không gì sánh bằng.

Tôi yêu lắm cái hương thơm và vẻ đẹp của cây lúa. Lúc hạt mới nảy mầm, hẳn nó có một ước ao, một khát khao thầm kín được khám phá thế giới bên ngoài. Đến lúc lá mạ, nó mang trong mình một vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Còn lúc là cây lúa trưởng thành, tuy không đẹp nhưng loài cây ấy vẫn đang tự kiêu ngầm, bởi nó mang trong mình một hương thơm tỏa khắp cánh đồng, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn người đi gặp về.

Cây lúa đã trở thành người bạn của những người nông dân và đám trẻ làng quê chúng tôi. Ngày thơ bé, tôi thích thú lắm mỗi lần đi chơi cùng lũ bạn nghịch ngợm cái trò thả diều, đuổi bắt,….. trên cánh đồng lúa chín trải dài như là bất tận. Mệt mỏi quá, chúng tôi lại ngồi dưới gốc đa, tâm sự về những ước mơ giản trị: trở thành nông dân, thành kĩ sư nông nghiệp, … Đến tận bây giờ, khi đứng trước cánh đồng lúa ấy, lòng tôi vẫn bâng khuâng nhớ về những kỉ niệm thơ ấy và dâng lên những cảm xúc khó tả.

Cây lúa còn gắn liền với chặng đường lịch sử gian nan của dân tộc. Thời chiến, từng bao gạo mang theo tình cảm của hậu phương đến các anh bộ đội. Những người nông dân thì một nắng hai sương chăm sóc cây lúa, còn các mẹ, các chị thì mang trên đôi vai gầy chiếc đòn gánh đựng những bao gạo, thơm lừng hào giao thông. Cây lúa chính là sức mạnh, là nghị lực giúp các anh bộ đội đánh giặc, giúp kháng chiến thành công.

Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, lúa gạo trở thành cây lương thực quan trọng xuất khẩu. Nhiều năm liền, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Quá rõ ràng, cây lúa có vai trò không thể phủ nhận trong đời sống con người.

Tôi yêu cây lúa dù nó không phải là loài cây đẹp hay có mùi hương quá đỗi nồng nàn. Vì nó quá gần gũi với tôi. Từng ngày, từng ngày trôi qua, tình cảm ấy trong tôi lại ngày một tăng thêm, ngày càng sâu đậm và thấm nhuần vào trái tim tôi. Tôi đã thử một lần tưởng tượng, nếu có một ngày tôi rời xa quê hương, từ giã cây lúa – người bạn thân của mình, thì cuộc sống tôi sẽ ra sao đây? Thật vô vị và nhạt nhẽo. Còn đâu những hương thơm ngọt ngào mà tôi luôn khát khao thưởng thức? Còn đâu những bát cơm nóng hổi mặn vị mồ hôi của các bác nông dân trên chính mảnh đất yêu dấu này? Còn đâu những cảm xúc khó tả mà mỗi lần đứng trước cây lúa lòng tôi lại dâng trào lên? … Tất cả, tất cả sẽ biến mất khỏi tầm mắt tôi…

Cây lúa rất đẹp. Đẹp nhất là khi nó ngả màu vàng óng, cũng là lúc loài cây này vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Bởi lẽ, nó sắp được đem những thành quả của mình cống hiến cho đời, cống hiến cho người. Và tôi cũng rất vui khi nó trưởng thành, khi tôi đã sắp được thưởng thức hương vị của bát cơm nóng hổi ngát hương thơm ngọt ngào ấy.

Cây lúa là người bạn của tôi, là người bạn không gì có thể thay thế. Và nó cũng là người bạn của tất cả mọi người, của làng xóm, của đất nước. Từng ngày, từng ngày trôi qua, tôi lại được nhìn thấy cây lúa lớn lên, trong lòng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc xiết bao…

Bài văn biểu cảm về cây lúa lớp 7 hay nhất – Mẫu 10

“Em viết tặng bài ngợi ca cây lúa
Có tình người chan chứa những yêu thương
Tháng mười về mùa gặt mới thơm hương
Rơm vàng óng trên con đường quê mẹ”

Đất nước Việt Nam chúng ta trải qua hớn 2000 năm văn hiến, từ ngàn xưa đến giờ cây lúa là loài cây gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Lúa là “quốc thực”, là loài cây mà đã mang đến cho con người nguồn sống ngọt ngào. Vì vậy đó cũng là loài cây mà tôi yêu quý.

Cây lúa từ trước giờ luôn là loài cây khiến tôi cảm thấy rất yêu thích trước hết vì hình dáng của cây. Lúa mỏng manh đung đưa gợn sóng dịu dàng khi có gió thổi đến nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và dẻo dai trước bao nhiêu giông bão của thời tiết khắc nghiệt nhất, những ngọn lá ôm ấp quanh thân với màu xanh ngọt lim, là màu xanh, là niềm hi vọng của người nông dân muốn được mùa.

Sau khi được các bác nông dân gieo hạt và cấy xuống ruộng, chỉ khoảng tháng sau thôi, lúa lớn nhanh như thổi và khi tới mùa, lúa bắt đầu làm đòng trổ bông, lúc này là lúc trong gió, mùi thơm thơm nhẹ dịu của sữa gạo bay thoang thoảng đầy đồng. Từ thân cây vươn ra những chùm bông lốm đốm màu xanh lần màu trắng mà tụi bọn trẻ chúng tôi yêu thích khi lén hái và cho vào miệng để thưởng thức cái vị ngọt ngào như sữa mẹ và hương thơm quen thuộc của đồng nội quê nhà.

Mỗi lần có dịp về quê ngoại những lúc lúa đang trổ bông. Đi ra giữa đồng gió thổi nhẹ nhàng, tôi như đắm chìm trước biển lúa mênh mông. Lúa xanh hát khúc hát rì rào hòa vào tiếng gió lao xao, tiếng chim ríu rít tạo nên bản giao hưởng quê hương chưa bao giờ tuyệt dịu đến thế. Mùi sữa gạo thơm quấn lấy đầu mũi, ấp ủ trong những vạt áo của cô học trò, lúa ơi sao mà thơm đến thế! Tôi ngẩng mặt lên nhìn bầu trời trong xanh để lắng nghe lúa nói thì thầm, một cảm giác không thể nào thoải mái và yên lành hơn nữa, khi ấy thế giới của tôi không còn tồn tại xe cộ, khói bụi, ồn ào mà chỉ có bình yên cùng quê hương.

Bức tranh về đồng lúa ngày thêm sặc sở bởi sắc vàng vào những ngày lúa đang chính dần. Như một phép màu, mới hôm qua, sau khi ông xả nước ra khỏi ruộng lúa, lúa hãy còn xanh sẫm màu, nhưng chỉ trong một đêm thức dậy, cả cánh đồng rộng lớn được nhuộm vàng ươm màu lúa chín. Dưới ánh nắng rực rỡ, cả cánh đồng lúa như được dát vàng lấp lánh, phản chiếu cả ánh sáng của mặt trời. Tôi cứ ngỡ rằng các bác nông dân đang thu hoạch vàng dưới dáng hình của những hạt lúa căng tròn và chắc nịch. Nhìn nét mặt phấn khởi của người nông dân, thì đây đã là một mùa bội thu to lớn. Tôi thấy mình như lớn khôn và hạnh phúc lạ kì, tôi thầm thì hát khẽ “em đi giữa biển vàng, nghe mênh mang như đồng lúa chín”.

Cây lúa có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người Việt Nam, đất nước mình lớn lên hôm nay cũng nhờ cây lúa, Thánh Gióng diệt giặc cũng nhờ cây lúa góp công. Dù xã hội có phát triển đến như thế nào thì cây lúa vẫn giữ vị trí to lớn trong cuộc sống con người. Là học sinh tôi luôn luôn mang một tấm lòng biết ơn cây lúa, biết ơn những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo cho chúng tôi.

Với 5 bài văn biểu cảm về cây lúa ở trên, chắc hẳn các bạn học sinh lớp 7 đã có thêm phần nào cảm hứng và ý tưởng đem vào bài viết của mình rồi đúng không. Bên cạnh đó đừng quên ghé xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 khác tại lambaitap.edu.vn nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top