Trang chủ » Cảm nhận về nhân vật bé Thu lớp 9 hay nhất

Cảm nhận về nhân vật bé Thu lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Từ lâu, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã được đánh gúa cao trong giới văn học. Nó gây ấn tượng bởi cái cách nhà văn xây dựng cốt truyện, xây dựng hệ thống nhân vật. Tác phẩm là đỉnh điểm cao về tình phụ tử – một đề tài chưa được nhiều nhà văn khai thác. Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện thấm đẫm nước mắt giữa ông Sáu và bé Thu – con gái của ông Sáu. Câu chuyện trong tác phẩm sẽ không hay nếu thiếu đi nhân vật ông Sáu và càng không thể đến cao trào nếu thiếu đi nhân vật bé Thu. Nếu nói rằng cả tác phẩm là một cơ thể thì bé thu chính là linh hồn trong cơ thể ấy.
 
Bé Thu là một em bé phải chịu biết bao đau thương trpng chiến tranh, gợi lên trong lòng người đọc niềm xót xa, thương cảm mãnh liệt. Và bé Thu cũng chính là hình ảnh đại diện cho những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc ấy. Thu sinh ra chưa đầy một tuổi thì đã phải xa cha, lúc ấy em còn quá nhỏ để có thể ý thức được đây là cha mình, để có thể ghi nhớ hình ảnh của người cha trong tâm trí. Chính vì lẽ đó mà đến tận năm 8 tuổi, Thu cũng chỉ biết mặt ông Sáu qua tấm ảnh chụp chung với má. Tuổi thơ của Thu là một tuổi thơ sống thiếu tình cha. Dù ở nhà , mẹ em có thể đảm tốt mọi công việc của đàn ông nhưng vị trí người cha trong trai tim bé bỏng của Thu vẫn còn bỡ ngỡ. Em chưa thực sự có cái nhìn chân thành về người cha của mình . Sống thiếu cha nghĩa là Thu đã trải qua một tuổi trẻ rất bất hạnh rất thiếu thốn tình yêu thương  từ người cha. Từ nhỏ cho đến khi 8 tuổi, trong Thu chỉ có một khát khao cháy bỏng, khát khao được gặp cha. Nhưng éo le thay, khi cha trở về, mang theo vết sẹo trên mặt từ chiến trường trở về khiến em không thể nhận ra đây là cha của mình. Người đàn ông mang vết sẹo này không giống với người cha mà suốt 8 năm qua thu trông ngóng, đó cũng là điều khiến Thu không nhận ra cha của mình. Bất hạnh thay, chiến tranh đã khiến ông Sáu phải chịu nững nỗi đau về thể xác nhưng nỗi đau ấy có là gì so với việc đứa con gái duy nhất không chịu nhận mình là cha. Giây phút mà Thu gọi tiếng “ba” , tất cả như ngưng đọng rồi vỡ òa trong tiếng nức nở của em. Ông trời như muốn trêu đùa với lòng người, khi Thu nhận ra cha thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra chiến trường làm nhiệm vụ để rồi tiếng gọi “ba” trong vội vã, nức nở của thu cũng là tiếng gọi cuối cùng mà cha nó có thể nghe. Lần gặp mặt ấy cũng là lần cuối cùng hai cha con có thể đoàn tụ. Thật sự bé Thu thiệt thòi, thiếu thốn rất nhiều nhưng tình cảm yêu thương mà đáng lẽ ra một đứa trẻ phải được hưởng.
 
Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha nhưng ở em lại sáng ngời bao vẻ đẹp đáng trân trọng, để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng . Không thể nào quên Thu là một em bé đáo để, bướng bỉnh, có cá tính rất mạnh mẽ. giây phút đầu tiên gặp ông Sáu, Thu sững sờ , hốt hoảng, không thể nhận ra cha mình. Nó sợ hãi thét lên “Má! Má!” rồi chạy vụt đi . những ngày ông Sáu ở nhà dù ông có cố gắng gần con như thế nào thì Thu cũng tìm cách đẩy ông Sáu ra xa. Mặc dù ông Sáu đã đẩy Thu vào những tình huống khó khăn nhất nhưng em vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ông Sáu là cha. Trong ba ngày nghỉ phép lúc nào Thu cũng tỏ thái độ chống đối lại ông Sáu mà đỉnh điểm đó chính là sự việc ông Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén Bé Thu rồi em lấy đũa hất văng trứng ca ra khỏi bát tung tóe cả mâm cơm. Đến lúc này, cơn giận của ông Sáu bỗng bùng phát , không kịp suy nghĩ, ông đã vung tay đánh vào mông của bé Thu, những tưởng Thu sẽ khóc, Nhưng không, một lần nữa cái tính bướng bỉnh, cứng đầu của Thu lại trỗi dậy, nó bỏ bát cơm xuống, chạy ra bến, nhảu lên xuồng, nó còn cố ý khua dây tòi tói thật to để cho ông Sáu biết. Chiều hôm ấy, mẹ Thu sang dỗ thế nào em cũng không về. Qua đó ta lại thấy được tình yêu thương cha sâu sắc mãnh liệt của Thu khi chưa biết được nguyên nhân của vết thẹo thì em nhất quyết không nhận cha. Bởi trong tim Thu chỉ có duy nhất một người cha,đó là người đã chụp chung với mẹ trong tấm ảnh, đó chính là người cha mà nó mong chờ, đợi, tôn thờ, kính trọng. Điều này lại làm người đọc thêm xót xa, một cô bé 8 tuổi chưa được một lần gặp cha, chỉ biết cha qua tấm ảnh sơ sài để rồi khi gặp được cha, chính em lại không nhận ra đấy chính là người cha mình hằng mong nhớ. Khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt , tình cha con trong Thu bỗng bùng chảy mãnh liệt. giây phút chia tay, Thu bỗng thốt lên “Ba…a…a” Tiếng gọi ba thiêng liêng chan chưa cảm xúc, chỉ để gọi cho người cha của riêng mình mà Thu đã kìm nén suốt 8 năm trời. Nay lại có thể thôt ra . tiếng gọi xé tan sự im lặng của mọi người, xé tan sự đau khổ của ông Sáu, nghe thật xót xa, cùng với tiếng ba xé lòng ấy là những hành động vội vã có phần sợ hãi. Thu sợ ba phải đi chiến trường không thể quay trở lại . Thu muốn ông Sáu ở nhà với em. Những cái hôn thấm đậm tình thương mà bé Thu dành cho cha như phần nào xoa dịu những việc mà nó đã làm suốt 3 ngày qua đối với người cha đáng kính của nó. Tất cả những nhớ nhung, những tình cảm suốt 8 năm qua của cha con như được gói gọn trong giây phút này, trong chi tiết này. Tuy Thu bướng bỉnh, cứng đầu nhưng em cũng chỉ là một đứa trẻ ngây thơ, không nhận cha vì cha khác tấm ảnh chụp chung với mẹ vì ông Sáu có vết sẹp trên mặt. Qủa thực , ở đâu đó trong Thu vẫn rất trẻ con, khi từ biệt ông Sáu Thu đã nhờ ông mua cho mình một cây lược, đó như là lời hứa ông Sáu sẽ trở về, nhưng ông Sáu đã chẳng thực hiện được lời hứa ấy.
 
Qua tác phẩm, ta còn nhớ đến Thu là một cô bé có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc . Vì yêu nước, sau này khi lớn lên, Thu cũng đã trở thành một cô giáo viên dũng cảm, bước tiếp con đường à ông Sáu đã chọ, con đường cứu nước… Việc trở thành cô giáo viên cũng vì cha, nhiều tình yêu thương dành cho cha, muốn đánh đuổi quân giặc để trả thù cho cha.
 
Bài làm 2
 
Tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện đề tài về mối quan hệ phụ tử trong gia đình trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ bị chia cắt, vô cùng xúc động, để lại trong lòng người đọc những cảm xúc không thể nào quên.
Tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng nói về nhân vật bé Thu một cô bé còn rất nhỏ chỉ chừng bảy tám tuổi nhưng lại có nội tâm vô cùng phức tạp sâu sắc. Một bé có cá tính gai góc, và có một tính cách của người kiên định, nhưng có tình cảm phong phú.
 
Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện vô cùng thông minh và độc đáo khi để cho bé Thu được gặp cha của mình trong một hoàn cảnh vô cùng éo le. Bé Thu từ khi sinh ra cho tới giờ chưa từng gặp cha mình lần nào. Cô bé chỉ nhìn thấy ba trong bức ảnh cưới của ba mẹ hình màu đen trắng loang lổ vệt thời gian. Bởi anh Sau là một chiến sĩ, một người lính bộ đội cụ Hồ anh đi tham gia chiến đấu khi Thu còn quá nhỏ. Con bé chỉ ở với mẹ và bà ngoại mà thôi. Bé Thu thèm có ba lắm, nó luôn mong muốn được gặp ba của mình.
 
Rồi ngày mà bé Thu mong muốn cũng đã tới, anh Sáu được nghỉ phép ba ngày về thăm nhà sau khi anh lập được chiến công lớn ở chiến trường. Khi về nhà vừa nhìn thấy con gái anh đã vội vàng ôm chầm lấy nó. Nhưng đáp lại sự ân cần vồ vập của anh thì con bé lại hoàn toàn xa lánh và vô cảm với ba của mình. Bởi nó không nghĩ anh Sáu là ba của nó, bởi những vết sẹo xấu xí trên khuôn mặt anh.
 
Trong những ngày nghỉ phép ở nhà anh Sáu luôn tìm cách để gần gũi con gái được nhiều hơn, nhưng con bé Thu là một cô bé vô cùng cá tính, ngương ngạnh nó nhất định không chịu nhận ông Sáu là ba. Khi má bảo kêu ba vào ăn cơm, thì con bé cá tính chỉ ra ngoài và nói trống không "Vô ăn cơm". Nó cương quyết không chịu nhận anh Sáu là ba của mình, dù trong thâm tâm bé Thu luôn thèm khát có ba, cần tình cảm yêu thương của một người ba từ trong sâu thẳm trái tim mình. Luôn ao ước được nằm trong lòng của ba, được ba an ủi dỗ dành. 
 
Nguyên nhân sâu xa khiến nó không nhận anh Sáu là ba bởi những vết sẹo trên khuôn mặt anh, trông anh không còn giống người ba trong ảnh mà nó thường thấy. Con bé còn quá ngây thơ nó không thể biết được rằng anh đã hy sinh nhan sắc, sức khỏe của mình trong những trận đánh trong bom rơi đạn nổ. Nó chỉ biết nhìn anh Sáu hiện tại không giống ba nó ở trong bức hình kia nên nó cương quyết không kêu anh bằng ba, không nhận anh là ba của mình.
 
Nhân vật bé Thu là một cô bé còn nhỏ tuổi đang ở cái tuổi ngây thơ nhất nhưng tính cách của cô bé thật sự rất gai góc khiến người đọc vô cùng ấn tượng. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã vô cùng thành công khi xây dựng thành công nhân vật bé Thu với nhiều tính cách vừa đáng yêu vừa đáng giận, với những cung bậc cảm xúc vô cùng khác nhau.
 
Ông Sáu là một người chiến sĩ anh dũng là người hy sinh vì dân vì nước, nhưng con bé ngây thơ không hiểu được ý nghĩa sâu sắc của những vết sẹo kia. Chỉ cho tới khi trong bữa cơm ông Sáu thương con gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất vào bát của nó. Nhưng con bé từ chối tình cảm đó, nó gạt tay ông Sáu khiến cho miếng trứng cá rơi xuống đất, vì quá giận con không biết trân trọng đồ ăn khi đất nước mình còn nhiều khó khăn. Ông Sáu đã đánh con mấy cái vào mông khiến cho con bé giận.
 
Nó không khóc mà bỏ bữa chạy ra sông lấy thuyền chèo sang bên nhà ngoại của mình. Tối đó cái Thu không về nhà nó ngủ lại bên nhà ngoại. Nhưng cũng nhờ tối đó mà nó hiểu được nguyên nhân của những vết sẹo trên khuôn mặt ba của mình. Do đâu mà có, và ông Sáu hiện tại với ông Sáu trong bức ảnh cưới của ba mẹ hoàn toàn là một người.
 
Khi nghe ngoại kể về những chiến công của ba, rồi những khó khăn gian khổ mà ba nó phải trải qua trong chiến tranh. Bé Thu đã khóc, những giọt nước mắt thương xót, ân hận vì thái độ không đúng của mình với ba trong những ngày qua. Thông qua chi tiết này ta thấy bé Thu là một cô bé vô cùng sâu sắc, có nội tâm phong phú biết yêu thương những người thân của mình.
 
Ngày ông Sáu phải lên đường ông nghẹn ngào chia tay bé Thu "Ba đi nghe con" con bé òa khóc nức nở ôm chầm lấy ba của mình mà nói "Không cho ba đi đâu. Ba phải ở nhà với con" trong giây phút chia ly này tình cảm cha con vỡ òa trong tâm hồn ngây thơ của bé Thu. Nó hiện nguyên hình là một cô bé ngây thơ trong sáng luôn thèm khát tình cảm của người cha.
 
Qua những tình tiết diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy cô bé vô cùng giàu tình cảm, nội tâm sâu sắc, tính cách gai góc, nhưng lại có những yếu đối, ngây thơ trong tâm hồn của mình. Bởi cô bé luôn mong muốn có ba cho mình, một tình cảm thương yêu.
 
Tình cảm của Thu dành cho ba là tình cảm sâu sắc của một đứa trẻ luôn khao khát có ba, muốn được hưởng hạnh phúc gia đình. Thông qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng thể hiện nỗi đau của chiến tranh khi chia cắt tình cảm gia đình, khiến bao gia đình sinh ly tử biệt.
 
Bài làm 3
 
Cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã sản sinh và nuôi dưỡng nên bao câu chuyện xúc động lòng người về tình thân, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, đồng bào dân tộc. Truyện ngắn Chiếc Lược Ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng sáng tác năm 1966 cũng là một câu chuyện như thế. Câu chuyện ấy rung động đến trái tim người đọc về tình cha con sâu nặng của ba con bé Thu.
 
Bé Thu lớn lên trong một gia đình thiếu vắng bóng hình người cha. Ba Thu đi ra chiến trường chống lại ách thống trị của Đế quốc Mỹ, giành lại độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà từ khi bé còn rất nhỏ. Hình ảnh về người cha mơ hồ trong tâm trí Thu, duy chỉ có tấm hình mẹ bé cho xem để biết mặt ba. Cũng bởi vì thế mà khi anh Sáu – ba bé Thu về thăm nhà vài ngày nhưng giữa hai cha con không hề có niềm vui sum họp mà là bi kịch giằng xé giữa tình thương hai cha con. Tất thảy nguyên nhân là từ vết sẹo trên mặt ông Sáu –vết thương mà chiến tranh để lại.
 
Trong những ngày đầu gặp ba, Thu tỏ ra là một cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh, nhất định không chịu nhận ba mình. Người cha hàng đêm bé mong nhớ, khát khao được gặp gỡ, được nằm trong vòng tay yêu thương đã xuất hiện ngay trước mắt thế nhưng cô bé không thể nào chấp nhận đó là ba mình. Lúc mới nhìn thấy ông Sáu, cô bé giật mình, tròn mắt nhìn như thể lạ lùng lắm, và sau đó thì mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên gọi má. Sự hồn nhiên ngây thơ của một cô bé xuất hiện trong vô thức như một bản năng, nhưng sau đó là sự ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi. Những ngày ông Sáu, ở nhà, cô bé thể hiện sự ương bướng và có chút ghét bỏ của mình với người cha mới xuất hiện này: không chịu gọi ba, đẩy ba ra khi ba vỗ về, chỉ nói trổng và lì lợm khi bị đánh mà không khóc. Thu gạt bỏ hết những cử chỉ ân cần và tình yêu thương của ba dành cho mình mà không hề đón nhận nó. Tuy đó là chút bướng bỉnh nhưng cũng là sự mạnh mẽ bộc lộ trong cá tính của một cô bé.
 
Qua đêm tâm sự với bà ngoại, Thu đã nhận ra ba mình. Lúc này cô bé đã gỡ bỏ vẻ ngoài bướng bỉnh mà thay vào đó là tâm hồn thật sự của cô bé, hồn nhiên, tình cảm và khao khát tình yêu thương của cha. Ngày Thu nhận ra ba cũng là ngày ông Sáu phải đi. Đó là bi kịch của những gia đình trong thời chiến: ngày gặp lại còn chưa kịp vui mừng đã đến lúc phải chia ly. Nhìn ba mình, tâm trạng đầu tiên của cô bé là hối hận. Thu chỉ đứng một góc nhìn ba với ánh mắt lo lắng và tiếc nuối, trách mình trong những ngày ít ỏi vừa qua đã làm ba buồn. Thế nhưng, đến thời khắc chia ly, tình yêu ba của cô bé như vỡ òa trong xúc động. Cô bé khóc, tiếng gọi ba nghe đau nhói trong lòng. Cô bé hôn khắp người và ôm chặt không cho ba mình đi như muốn níu giữ ba ở lại bù đắp những ngày tháng thiếu vắng ba. Lúc này, tính cách thực sự của cô bé được bộc lộ rõ nét qua ngòi bút miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của nhà văn. Từng hành động, từng cử chỉ và cảm xúc thật của Thu được hết thảy mọi người chứng kiến. Hình ảnh ấy không chỉ làm cho nhân vật trong truyện xúc động dạt dào mà còn đánh thức đến góc sâu thẳm nhất trong trái tim người đọc. Có mấy ai là không xót thương cho nỗi đau chia ly của hai ba con vừa mới nhận mặt, mấy ai không đau lòng trước tình cha con sâu đậm vô bờ bến bị chiến tranh ngăn cách. Đọc truyện, độc giả như được chứng kiến thời khắc chia ly xúc động ấy mà dâng trào lên những cảm xúc của bản thân, đồng thời hiểu hơn về những nỗi đau đớn mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người, cho đất nước. Có lẽ đọc xong truyện ngắn Chiếc lược ngà ta sẽ nhớ đến ba – người ba nào cũng vậy, cũng yêu thương con vô bờ. Tình cha con của bé Thu trong câu chuyện chắc hẳn đã làm rung động lòng người và để lại trong tâm trí mỗi người một nỗi xúc động không thể nào quên.
 
Bé Thu tuy có lúc bướng bỉnh ương ngạnh nhưng đó cũng là bắt nguồn của tình yêu thương ba. Chiến tranh đã ngăn cách ba con đoàn tụ, ngăn cách tình yêu thương được trao đi. Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu một cách xuất sắc, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động, thể hiện sự thương xót cho hoàn cảnh chia ly đau thương và đồng thời, lên án sâu sắc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi tình thân sâu đậm mà bé Thu hay cả dân tộc ta đều xứng đáng được nhận.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top