Mở Bài
Giới thiệu tác giả:Chính Hữu là nhà thơ quân đội. ông sống và viết xuyên suốt chiểu dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc nên những sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông mang đậm chất liệu của hiện thực cuộc sống.
Giới thiệu tác phẩm :Bài thơ "Đổng chí"được sáng tác vào đầu xuân năm 1948, thời kì đẩu của cuộc kháng chiến chổng Pháp. Tác phẩm đã viết rất chân thực, cảm động về tình đồng đội, đồng chí cao quý của các anh bộ đội cụ Hó thời kháng chiến chống Pháp và trở thành một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về để tài này.
Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/.. ./Đầu súng trăng treo" thể hiện rất rõ nội dung đó.
Cảm Nhận Về Đoạn Thơ
a. 7 câu thơ đầu
Hiện thực gian khổ nơi chiến trường
Những người lính phải đối mặt với bệnh tật ngay giữa hoàn cảnh thiếu thốn, không thuốc men. Căn bệnh sốt rét rừng hành hạ các anh bằng những “cơn ớn lạnh",những trận "sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi".Thậm chí, nhiều người bị vắt kiệt sức lực hay phải nằm lại giữa rừng.Thực tế ấy cũng từng được ghi lại trong bài thơ "Tây Tiến" củaQuang Dũng sau này:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm"
Áo rách, quần vá, chân đi đất: đó là những thiếu thốn, khó khăn chung của những ngày đẩu kháng chiến.
Miệng cười buốt giá: Đó là cái buốt giá của đất trời, của núi rừng. Hai từ "buốt giá"khiến người đọc cảm nhận thật rõ cái khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc!
Tinh đồng đội keo sơn
Những người lính đã đồng cam cộng khổ, khi là sự sánh đôi "anh với tôi",khi là sự đối xứng " áo anh" – "quần tôi".
Nhưng cảm động nhất là họ vẫn trao nhau những nụ cười, vẫn nắm chặt tay nhau để xoa dịu đi những khó khăn, thiếu thốn ấy. Một nụ cười bằng cả mười thang thuốc bổ và ở đây còn có sức mạnh sưởi ấm. Cả cái siết tay nắm chặt cũng đầy sự cảm thông và chia sẻ, như muốn truyền hơi ấm và sức mạnh cho nhau. Tiếng "thương"nghe sao thật ấm áp, ân tình!
Anh với tôi luôn luôn sóng đôi với nhau, có khi cùng nằm trong một câu thơ, có khi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đổng đội.
3 câu cuối – bức tranh trước giờ chiến đấu
Hình ảnh những người lính được miêu tả trên nển thiên nhiên khấc nghiệt
+ Thời gian: đêm tối, lạnh lẽo.
+ Không gian: "Rừng hoang sương muối" -không gian vừa mênh mông, hoang sơ, vừa lạnh lẽo.
Họ vẫn vững vàng tay súng “chờ giặc tới"- tư thế chủ động, tự tin, sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập, tự do của dân tộc.
Có được tâm thế ấy là bởi họ có đồng đội "đứng cạnh bên nhau".
Quả thực, tình đổng đội, tình đồng chí giúp họ tự tin, bình tĩnh, chủ động đối diện với kẻ thù và vượt qua tất cả.
"Đầu súng trâng treo"là một hình ảnh đặc sắc. Trước hết, đó là hình ảnh thực mà Chính Hữu đã nhận ra trong suốt những đêm phục kích chờ giặc. Nhưng đó còn là một hình ảnh giàu biểu tượng:
+Súng là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. Đổng thời là biểutượng cho lí tưởng, nhiệm vụ của người lính.
+Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp mơ mộng, yên bình, lãng mạn.
=> Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Chính Hữu đã vẽ nên một bức tranh đơn sơ mà đầy thi vị về người lính. Trong không gian bát ngát của rừng khuya, vầng trảng bất ngờ xuất hiện, chơi vơi trên đầu ngọn súng. Người lính nông dân hiện lên như những người nghệ sĩ đầy chất thơ, bình dị mà đẹp đẽ. Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Đó là vẻ đẹp mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứnglãng mạn.
c) Nghệ thuật
Bút pháp tả thực và nghệ thuật liệt kê đã vẽ nên bức tranh hiện thực vô cùng chân thực về đời sống chiến đấu của những người lính thời chống Pháp.
-Thể thơ tự do, linh hoạt trong việc giãi bày, miêu tả.
Tạo dựng được hình ảnh có sức gợi, sức biểu tượng cao (nắm tay, đầu súng trâng treo).
Kết Bài
Đoạn thơ đã giúp ta hiểu và trân trọng tình đồng đội, đồng chí – đó là sự đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, sẵn sàng động viên, tiếp sức cho nhau và cùng nhau chiến đấu vì lí tưởng chung.
Khẳng định lại vị trí của bài thơ trong nền thơ ca thời kì đẩu kháng chiếnchống Pháp.
Rút ra bài học liên hệ về tình bạn, về lí tưởng sống đẹp.