Gợi ý dàn ý:
Thoạt đâu, mới đọc đề bài này, nhiều bạn dễ chủ quan, cho ràng nó trùng với câu 3 đề 15. Tuy nhiên, đọc kĩ, các em sẽ tháy cùng xoay quanh tình yêu thương cha của bé Thu nhưng đây là kiểu bài chứng minh một ý kiến, một nhận định chứ không phải là cảm nhận về một vấn đề trong tácphẩm vân học. Cách làm của kiểu bài chứng minh mộtnhận định có gì khác? Các em cùng tham khảo gợi ý dưới đây nhé!
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:trích dẫn ý kiến, nêu cảm nghĩ chung về ý kiến.
2. Thân Bài
a) Giải thích ý kiến
Ý kiến đã nêu đúng đặc điểm nổi bật trong tính cách, tâm hổn béThu là tình yêu cha tha thiết, cảm động, bởi lẽ tình yêu ấy được nuôi dưỡng âm ỉ qua thời gian tám năm xa cách, trải qua một thử thách tâm lí – cuộc đoàn tụ bất ngờ nhưng ngắn ngủi và rồi bùng cháy mãnh liệt trong giờ khắc chia li.
Dẫu rằng, ở nửa đầu câu chuyện, con bé thờ ơ, lạnh nhạt, tỏ ra ương bướng, lì lợm, kiên quyết từ chối mọi sự quan tâm của ông Sáu, không chịu gọi ông Sáu là ba, mãi đến khi ông Sáu phải tạm biệt mọi người, trở về đơn vị, nó mới nhận ông – cách xử sự của Thu không giống nhau ở mỗi phần nhưng tất cả đều xuất phát từtình yêu cha và khao khát gặp cha trong sâu thẳm tâm hổn cô bé.
b) Chứng minh ý kiến
Ở phẩn này, các em cũng cần:
Nêu ngắn gọn về hoàn cảnh của béThu, tình huống sựtrở về bất ngờvà nhiều thay đổi của ông Sáu.
Chứng minh tình yêu cha thiết tha, cảm động của bé Thu theo hai chặng: trước và sau khi nhận ông Sáu là ba.
LƯU ý: Bài văn chứng minh cần có nhiểu dẫn chứng, dẫn chứng phải chính xác và phù hợp. Các em tham khảo nội dung câu 3 đề 15.
c) Bàn luận mở rộng về ý kiến
Ý kiến đã nêu đúng đặc điểm nổi bật của bé Thu. Đó cũng là một phần của để tài mà nhà văn muốn hướng tới: tình phụ tử, tình cảm gia đình trong chiến tranh.
3. Kết Bài
Khẳng định lại ý kiến.
Cảm nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.