Gợi ý dàn bài
1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: những trải nghiệm trong quá trình đọc (đọc một cuốn sách) sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh (đi muôn dặm đường).Thí sinh tự chọn phân tích một hay nhiều tác phẩm để thấy cuộc đời trên trang sách cũng là sự phản chiếu của cuộc đời thực. Nói cách khác, nhờ việc học, ta có thể không cần đi muộn dặm đường mà vẫn có những hiểu biết vế con người và cuộc sống.
2. Thân Bài
Chứng minh làm sáng tỏ chủ đề bằng một hoặc vài tác phẩm.
Ví dụ:
+ Đọc "Lão Hạc"(Nam Cao) ta hiểu thêm về đời sống đói nghèo, cực khổ của người nông dân và đời sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám; đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của họ – thật thà, chất phác, tựtrọng, hết lòng vì con.
+ Đọc "Đoàn thuyền đánh cớ"(Huy Cận) ta thấy được sự hối sinh của đất nước và con người Việt Nam sau những năm dài chiến tranh.
Bàn luận:
+Chỉ những tác phẩm thực sự có giá trị mới giúp người đọc đi muôn dặm đường đến với những chân trời mới tốt đẹp.
+Việc đọc một tác phẩm không thay thế hoàn toàn việc đi muộn dặm đường; nhiều khi đi muôn dặm đường, ta sẽ hiểu hơn về tác phẩm đang đọc.
+ Đểthấy được" muôndặm đường”qua "một tác phẩm",người đọc phải là người có trình độ thưởng thức, có sựam hiểu văn học,…
3. Kết Bài
Bài học về việc đọc: Đọc không chỉ là hình thức giải trí mà cần sự suy ngẫm, đào sâu tìm tòi để mở rộng thế giới quan.
Bài học đối với người cẩm bút: phải sáng tạo nên nững tác phẩm có giá trị, giúp con người mở rộng hiểu biết và hướng tới Chân – Thiện – Mĩ.