Trang chủ » Dàn ý trình bày cảm nhận đoạn thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu

Dàn ý trình bày cảm nhận đoạn thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu

Gợi ý dàn bài:

1.  Mở Bài

Giới thiệu tác giả:Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiếnchống Pháp, ông đã từng cầm súng chiến đấu nên rất am hiểu tâm tư, cuộc đời người chiến sĩ; bởi vậy, ông cũng thường viết về người lính và chiến tranh. Đặc trưng thơ ông là cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.

Giới thiệu tác phẩm:Bài thơ"Đồng chí"viết vào mùa xuân năm 1948, in trong tập "Đầu súng trăng treo" (1966), là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất của Chính Hữu nói riêng và nền thơca kháng chiến chống Pháp nói chung bởi đã làm lay động trái tim người đọc với những tình cảm thiêng liêng, sâu nặngcủa những người lính cách mạng.

Giới thiệu đoạn thơ: Đây là khổ đầu và ba câu đầu khổ hai của bài, nêu lên cơ sở của tình đồng chí.

2.Thân Bài               

a) Đặc sắc về nội dung      

* Cơ sở của tình đồngchí (7câuđầu):

Tình đồng chí nảy sinh từ những điểm tương đổng giữa những người lính:

– Họ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân:           

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh và tôi đều ra đi từ những miền quê nghèo khó "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá".Sựđăng đối giữa "quê hương anh"và "làng tôi"cùng cách sử dụng thành ngữ cho thấy sựtương đổng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Và hơn hết, đằng sau con chữ là cả một sự đồng cảm lớn lao!

– Họ cùng chung động lực lên đường, đó chính là tình yêu nước và lí tưởng cách mạng sáng ngời:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chằng hẹn quen nhau.

Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ. Nói "chẳng hẹn"nhưng giữa họ vẫn có sợi dây vô hình để kết nối, là sự xả thân, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

– Họ còn chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:

+"Súng”là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho nhiệm vụ của người lính trong cuộc chiến. "Đầu" là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu. Câu thơ"Súng bên súng, đầu sát bên đâu"đã cho thấy sự đồng điệu sâu sắc trong tâm hổn những người chiến sĩ. Đồng thời, câu thơ cũng gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân: lẩn đầu tiên trong lịch sử, họ đứng lén làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

+Hơn thế, họ đã cùng nhau trải qua cuộc sống gian khổ nơi chiến trường, chia sẻ cho nhau từng chút hơi ấm "Đêm rét chung chăn"để rồi trở thành "tri kỉ", thành "đồng chí".Từ "anh với tôi"-từ những người "xa lạ" đểtrở nên thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau, không phải chỉ là đứng chung hàng ngũ mà phải là sự sẻchia chân thành từ "bên", “sát"đến "chung".

Câu thơ cuối đoạn chỉ vẻn vẹn 2 từ "Đồng chí!",đứng tách riêng để thể hiện sự dồn nén của cảm xúc, gợi sự chân thành và thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.

* Biểu hiện của tình Đồng chí là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình. Anh thấu hiểu cảnh ngộ riêng và nỗi lòng riêng của người đồng đội, đồng chí:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Những câu thơ chứa đựng cái nhìn đầy suy tư và nỗi nhớ. Những người lính đã hi sinh hạnh phúc cá nhân, lên đường vì tình yêu Tổ quốc. Họ sẵn sàng và


dứt khoát bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, từ "mặckệ"đãnói lên điều đó. Họ mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Cách nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"gói trong đó biết bao tâm tình của hậu phương – những người mẹ, người chị, người vợ ngày đêm mong nhớ, hướng về tiền tuyến. Và những trăn trở được sẻ chia với đồng đội chẳng phải đã nói lên nỗi nhớ quê nhà nơi người lính đó sao? Có lẽ, từng giây, từng phút, họ đang phải vượt lên chính mình, nén lại những nhớthương để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

=> Tình Đồng chí giữa những người lính cụ Hồ thật cảm động, thiêng liêng, sâu sắc!

b) Đặc sắc nghệ thuật

Thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau góp phần thể hiện rõ những cung bậc cảm xúc của nhà thơ.

Bút pháp tả thực với lời thơ tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

Sử dụng thành ngữ dân gian, biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ.

3. Kết Bài

Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình Đồng chí bền chặt, thiêng liêng giữa những người lính cụ Hồ. Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Việt Nam trong thời kì đầu chống Pháp.

Suy ngẫm về tình tri kỉ, tình đồng đội, đồng chí.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top