Gợi ý dàn bài
1. Mở Bài
– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.
2.Thân Bài
a) Giải thích
– Khoảng thời gian chờ đợi là khoảng thời gian trước khi diễn ra một sự việc hay thực hiện một kế hoạch nào đó. Ví dụ: chờ xe buýt, chờ đến lượt khám bệnh, chờ đợi đến kì thi, chờ đến một cuộc hẹn,… Khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa: ý kiến này gợi mở cho chúng ta suy nghĩ làm thế nào để thời gian chờ đợi không phải là thời gian chết.
b) Phân tích
– Nhiều người thường cho rằng, thời gian chờ đợi là khoảng thời gian chết, là vô nghĩa, tẻ nhạt, chán ngắt, thậm chí cảm thấy cáu gắt, bực bội bởi bên cạnh sự chờ đợi được biết trước, chúng ta chủ động đón nhận nó (ví dụ như biết 1 tuần/1 tháng nữa mới tới kì thi) còn có sự chờ đợi bị kéo dài, phát sinh ngoài ý muốn (chờ người bạn đến muộn vì tắc đường, sự cố hỏng xe,…).
-Thực tế, trong khi chờđợi, ta có thể làm nhiều điều có ý nghĩa. Ví dụ:
+Đi học thêm ngoại ngữ, các lớp kĩ năng mềm trong khi chờ đến kì thi giành học bổng du học nước ngoài.
+Ôn lại bài, làm quen với bạn bè, hít thở lấy lại bình tĩnh trước khi vào phòng thi.
+Đọc sách báo trong khi chờ xe buýt, chờ khám bệnh,…
=>Có thêm thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho những điều sắp tới.
c) Bình luận
Mọi việc trong cuộc sống đều có tính thời điểm của nó, không nên đốt cháy giai đoạn nhưngườixưavẫncócâu"chưa họcbòđã lo họcchạy","cầmđènchạytrước ô tô". Chỉ khi chúng ta chuẩn bị tốt mới có kết quả tốt và ai cũng cần có thời gian để học cách trưởng thành.
Người coi thời gian chờđợi là thời gian chết là biểu hiện của sựthụ động, cần thay đổi suy nghĩ đó.
d) Bài học
Hãy biết tận dụng thời gian để không sống hoài, sống phí.
Hãy làm những việc có ích để phát triển bản thân; yêu thương, quan tâm tớinhững người xung quanh bạn.
Hãy lập kế hoạch cho mỗi mục tiêu để hoàn thành nó tốt nhất.
3. Kết Bài
Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân