Trang chủ » Dọn về làng – Nông Quốc Chấn

Dọn về làng – Nông Quốc Chấn

1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?
 
Trả lời:
 
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng được thể hiện qua các hình ảnh:
 
+ Mấy năm: thời gian kéo dài
 
+ Quên tết… quên rằm …
 
+ Chạy hết núi khe, cay đắng …
 
+ Lán sụp; nát cửa; vắt bám
 
+ Mẹ địu em chạy; con sau lưng tay dắt bà; vai đầy tay nải…
 
+ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
 
=> Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên là gây nên những ấn tượng mạnh vì nó tác động vào người đọc bằng những hình ảnh cụ thể: “Cha ngã xuống", "phủ mặt cho chồng", “máu đầy tay"…
 
– Tội ác của giặc Pháp:
 
+ Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng.
 
 + Áo quần bị vơ vét.
 
 + Cha bị bắt, bị đánh chết.
 
 + Chôn cất cha; bằng khăn của mẹ; liệm bằng áo của con
 
 + Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt …
 
=> Thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc Pháp: xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả".
 
2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?
 
Trả lời:
 
– Nằm trong kết cấu trình tự: hiện tại – quá khứ – hiện tại, hai đoạn thơ thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng là hai đoạn đứng ở thời điểm hiện tại. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng. Kết thúc là bức tranh đẹp của ngày dọn về làng.
 
– Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được diễn tả độc đóa qua hình ảnh, từ ngữ: Cười vang, Xuống làng, Người nói cỏ lay, Ô tô kêu vang đường cái, Ríu rít tiếng cười con trẻ …. Mật độ động từ dày đặc diễn tả xúc cảm mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.
 
– Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui là các hình ảnh, cách so sánh, cách diễn đạt… mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chân thực, chất phác, tự nhiên.
 
– Giọng điệu thơ tươi vui, sung sướng (đối lập với uất hận, căm thù, buồn tủi ở đoạn giữa).
 
3. Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?
 
Trả lời:
 
Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lối diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt. Dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện cách cảm, cách nghĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số:
 
– Hình ánh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như củi; Người nói cỏ lay trong rừng rậm; Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối; …
 
– Từ ngữ: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy; mày; tao …

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top