Trang chủ » Giải bài tập Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp

Giải bài tập Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp

Bài 1: 
 
Đề bài: Cường độ ánh sáng  ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
 
Lời giải chi tiết
 
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2.
 
Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh (hình 10.1 SGK)
 
Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng.
 
Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.
 
 Ngoài ra mối phụ thuộc của quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…).
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
 
Lời giải chi tiết
 
– Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.
 
– Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ ?
 
Lời giải chi tiết
 
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
 
Ở nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính enzyme => cường độ quang hợp giảm .
 
Ở nhiệt độ cao làm biến tính các ennzyme => cường độ quang hợp giảm
 
Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao  làm ngừng quá trình quang hợp được gọi là nhiệt độ cực tiểu hoặc cực đại đối với quang hợp
 
Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây.
 
Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây. pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 100 C thì cường độ quang hợp tăng lên 2 – 2.5 lần.
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
 
Lời giải chi tiết
 
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục.
 
Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top