Trang chủ » Giải bài tập Bài 8. Quang hợp ở thực vật

Giải bài tập Bài 8. Quang hợp ở thực vật

Bài 1: 

Đề bài: Quang hợp ở thực vật là gì ? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
 
Lời giải chi tiết
 
Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục  hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
 
Phương trình tổng quát về quang hợp:
 
6CO2+ 12H2O→C6Hl2O6+ 6 O2 + 6 H2O
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ?
 
Lời giải chi tiết
 
Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn thức ăn, năng lượng để duy trì  sự sống trên Trái Đất , là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, dược liệu cho con người và điều hòa thành phần không khí trong sinh quyển.
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.
 
Lời giải chi tiết
 
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
 
–        Bên ngoài:
 
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
 
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
 
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
 
–       Bên trong:
 
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
 
của lá.
 
+ Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
 
+ Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ ( con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây ( con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).
 
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.
 
Lời giải chi tiết
 
Thành phần của hệ sắc tố quang hợp: Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, carôtenôit là sắc tố phụ quang hợp.
 
     Chức năng của hệ sắc tố quang hợp:
 
     + Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Trong đó diệp lục a (P700và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ở các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.
 
     + Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin (ngoài ra ở tảo còn có phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục b truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
 
Bài 5: 
 
Đề bài
 
Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:
 
a. Diệp lục a.                  b. Diệp lục b.
 
c. Diệp lục a, b.              d. Diệp lục a, b và carôtenôit.
 
Lời giải chi tiết
 
Đáp án a.
 
Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là diệp lục a . Diệp lục b và các sắc tố phụ còn lại chỉ có nhiệm vụ hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
 
Bài 6: 
 
Đề bài
 
Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng:
 
A. Có cuống lá.
 
B. Có diện tích bề mặt lớn.
 
C. Phiến lá mỏng.
 
D. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
 
Lời giải chi tiết
 
Đáp án B : Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng là có diện tích bề mặt rộng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top