Trang chủ » Giải bài tập Luyện tập chương 2: Kim loại SGK hóa học 9

Giải bài tập Luyện tập chương 2: Kim loại SGK hóa học 9

Bài 1. Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat..

Bài 2. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.

Bài 3. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A.

a. Tính m.

b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?

Bài 4. Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị 1.

Bài 5. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8g.

a. Hãy viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.

Bài 6. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,12l lít khí (đktc).

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.

Bài 7. Cho 20g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với bạc nitrat dư tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức của muối sắt.

Bài 8. Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học.

b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Bài 9. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8g. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong nước thì thu được 2,24 lít khí hidro (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b) Nếu hòa tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H2 (đktc) thu được là bao nhiêu?

Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl thì thu được 8,96 lít khí hidro (đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .

b) Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu g muối khan?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top