I. Luyện tập trên lớp
Câu 1:
a) Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm vì:
– Khắc phục sự khô khan, đem lại sự cụ thể sinh động cho bài văn nghị luận.
– Góp phần nâng cao hiệu quả thuyết phục của bài (đoạn) văn.
b) Yêu cầu:
– Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản ở đây nhất thiết phải là văn nghị luận.
– Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp và phải chịu chi phối, phải phục vụ cho quá trình nghị luận.
Câu 2:
Tác dụng của yếu tố thuyết minh trong đoạn trích:
– Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
– Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh:
Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
– Hiệu quả của yếu tố thuyết minh: Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
– Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài nghị luận là cần thiết.
– Tác dụng: Tạo sự thuyết phục cho luận điểm
Câu 3:
Viết bài văn nghị luận với chủ đề: "Nhà văn mà tôi hâm mộ".
+ Lựa chọn nhà văn hâm mộ
+ Giới thiệu tóm lước về nhà văn đó: tiểu sử, cuộc đời, các hoạt động trong văn học, thành tựu đạt được,…
+ Vì sao mà lại hâm mộ nhà văn đó?(Cống hiến? Sáng tác nào đó? Về nội dung đề cập, về phong cách viết_
+ Ước muốn, nguyện vọng với nhà văn mà mình ngưỡng mộ
+ Lưu ý bài văn phải vận dụng những phương thức biểu đạt mà mình thấy cần thiết.
II. Luyện tập ở nhà
Câu 1:
Cả 2 nhận định đều đúng vì:
– Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó rất dễ sa vào trừu tượng, khô khan.
– Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng.
Câu 2:
Thuyết minh về vấn đề: Ô nhiễm môi trường
– Khái niệm “môi trường”. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người.
– Thực trạng:
+ Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
+ số liệu cụ thể
– Nguyên nhân:
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chưa có giải pháp triệt để tới môi trường
+ ý thức bảo vệ môi trường kém của các doanh nghiệp, cá nhân,..
– Tác hại:
+ ảnh hưởng đến sức khoẻ
+ biến đổi khí hậu => thiên tai
– Giải pháp:
+ tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng
+ có biện pháp xử lí nghiêm những trường hợp làm ảnh hưởng đến môi trường
+ Kết hợp với mọi quốc gia trên thế giới
+ có kế hoạch lâu dài