Trang chủ » Nghị luận xã hội về hiện tượng nói dối của học sinh lớp 9 hay nhất

Nghị luận xã hội về hiện tượng nói dối của học sinh lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Chắc nhiều bạn trẻ không xa lạ với cậu bé người gỗ Pinochio, nét đặc biệt nhất ở chú là cứ mỗi khi nói dối thì mũi của chú lại dài ra một chút. Câu chuyện là một lời khuyên nhẹ nhàng, các bé thiếu nhi không nên nói dối. Thế nhưng trong thế giới người lớn thì từ lâu thói dối trá đã hoành hành và gây nhiều tác hại ghê gớm. Ý kiến “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội” gợi cho ta nhiều suy nghĩ về một thói xấu đã trở thành hiện tượng xã hội này.
 
Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức. Ý kiến trên nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội.
 
Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. Gần gũi nhất là trong lĩnh vực học tập, nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong những lần kiểm tra hay trong các cuộc thi. Ở trường đại học thì nhiều sinh viên “đạo văn” luận văn, luận án của người khác khi làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng thì các công trình bị rút ruột, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, gây hại đến dân sinh. Trong thể thao thì nhiều vận động viên sử dụng doping để nâng cao thành tích. Trong các lĩnh vực xã hội khác thì việc “báo cáo láo” đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bình thường đến nối người dối trá thì không tự ý thức còn người tiếp nhận thì không chút ngạc nhiên. Khi thói dối trá không chỉ tồn tại ở một vài cá nhân mà lan rộng ra cả cộng đồng thì quả là một biểu hiện minh xác của sự suy thoái về đạo đức. Ý kiến trên đã nhận định đúng đắn về vấn đề này.
 
Thói dối trá có tác hại ghê gớm đến như vậy. Một xã hội suy thoái đến tận cùng đạo đức chính là một xã hội buông xuôi, thỏa hiệp để cho thói dối trá lên ngôi. Nếu bây giờ mỗi người không cố gắng tu dưỡng để chống lại thói dối trá thì sẽ không còn kịp nữa. Hãy cùng đồng lòng sống trung thực để đẩy lùi thói dối trá.
 
Bài làm 2
 
Chuyện ngụ ngôn "Thằng hé chăn cừu và chó sói ” hẳn nhiều người trong chúng ta đã được nghe kể hoặc đã được đọc. Kẻ chăn cừu đã nói dối "chó sói đến hắt cừu " để đánh lừa mọi người. Hắn đã đánh lừa mấy lần và cười một cách đắc chí mỗi khi mọi người kéo đến. Rồi sau đó, khi bầy sói xuất hiện, tiếng thằng bé chăn cừu thất thanh kêu lên. Nhưng nào có ai đến cứu giúp hắn nữa? Đàn cừu của hắn đã bị bầy sói bắt hết không còn một con! Cái giá của việc nói dối thật quá đắt! Bộ mặt của kẻ nói dối thật đáng sợ! Hắn đã làm một việc quá ngu dại!
 
Nói dối là một tính xấu, cực kì xấu. Bịa ra sự việc, tung tin thất thiệt nhằm đánh lừa mọi người là nói dối. Nói dối có đủ trò, đủ thủ đoạn, đủ mánh khóe, và nhằm nhiều mục đích. Nói dối để dánh lừa người, để nhằm một mục đích nào đó, để trục lợi…
 
Thằng bé chăn cừu nói dối "có chó sói" để đánh lừa bạn chăn cừu, và để… cười. Đứa bc hư nói dối bố mẹ, thầy cô giáo, là để trốn học đi chơi, hoặc che giấu khuyết điểm. Những kẻ vô luân, dùng thủ đoạn nói dối để "lừa thầy phản hạn ”. Bọn lang băm nói dối, lừa người bệnh để kiếm được nhiều tiền! Người bán hàng nói dối đê’ trục lợi! Quan tòa chà đạp lên công lí, tạo ra bản án oan sai, thất nhân tâm vì tiền bạc, đôla! Có những cán bộ đảng viên biến chất nói dối là để lừa dân! Làm láo háo cáo hay, tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại – đều là nói dối! Nhiều con số thống kê "mờảo" làm cho người đọc, người nghe nghi ngờ, dẫn đến mất lòng tin! Nếu kẻ nói dối được bao che, được bưng bít, được "hảo kê ”,… thì vô cùng nguy hại!
 
Nói dối chỉ được nhất thời. Mũi kim bọc giẻ lâu ngày cũng lộ ra. Nói dối trước sau rồi cũng bị lòi đuôi: "Đường di mau tói, nói dôi lồi đuôi”; “Đường di hay tối, nói dối hay cùng" (Tục ngữ).
 
Kẻ méo mó nhân cách, người sa đọa tâm hồn mới nói dối, dùng thủ đoạn nói dối, để trục lợi. Bưng bít thông tin, đổi trắng thay đen, có ít xít ra nhiều, bịa chuyện, dựng chuyện,… đều là nói dối. Nói dối để phủi tay, để trốn tránh trách nhiệm!
 
Các loại “cò" hiện nay như cò đất, cò nhà, cò trường học, cò bệnh viện, cò vé, cồ dự án, cỏ chạy chức chạy quyền, cò khen thưởng, cò xuất cảnh lao động,… đều đáng sợ, thật ghê tởm. Lưỡi chúng như rắn độc. Lòng chúng như phù thủy! Bây giờ đi đâu, đến đâu, người dân lưưng thiện cũng gặp "cò ”. Chúng nói dối như thành thần! Chúng có đủ mọi thủ thuật, mọi mưu ma chước quỷ để đánh lừa bất cứ ai.
 
Nói dối đã trở thành "bệnh ”, thành “tệ nạn ”. Nói dối dù nhằm bất cứ mục đích nào đều là tội lỗi, vô đạo đức.
 
Chúng ta phải biết sống thật thà, trung thực. Nên nhớ và nên biết: "Một lời nói dôi sám hối chín ngày "Thật thà lờ cha mách qué! (Tục ngữ).
 
Chống lại bệnh nói dối là để xây dựng con người mới, con người có văn hóa, giàu nhân cách là nhiệm vụ cấp bách và khó khăn của toàn xã hội hiện nay. Nhưng chúng ta tin tưởng: một khi kỉ cương được tăng cường, giáo dục đạo đức xã hội được quan tâm, ý thức toàn dân được nâng cao thì tệ nạn này sẽ bị đẩy lùi.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top