Trang chủ » Phân tích cảm nhận đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh lớp 9 hay nhất

Phân tích cảm nhận đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Nhắc tới Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), người đời nhớ tới tác phẩm ‘Vũ trung tùy bút’ của ông. Một bút pháp nghệ thuật tinh tế, tài hoà, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối then Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.
 
‘Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh’ là một trang tùy bút đặc sắc, rút trong ‘Vũ trung tùy bút’ của Phạm Đình Hổ.
 
Tùy hứng mà viết, tùy bút mà viết, cảm hứng dào dạt, dâng trào. Cảnh ăn chen xa hoà của Chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa thế kỉ xvIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian… đã được tác giả ‘Vũ trung tùy hút’ chấm phá qua một vài nét, thế mà ta chỉ đọc qua một lần là có thể nhớ mãi.
 
‘Chuyện cũ…’ đã xảy ra vào 2 năm Giáp Ngọ – Ất Mùi (1774 – 1775), đó là lúc Đàng Ngoài ‘vô sự', là những năm tháng hoàng kim của Thịnh Vương (Trịnh Sâm); khi mà người ngọc Đặng Thi Huệ được Chúa sủng ái trở thành nguyên phi. Trịnh Sâm sống trong xa hoà: ‘thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tủ Trầm, núi Dũng Thúy. Chúa ra chơi cung Thụy Liên trên hờ Tây Hồ mỏi tháng ba bốn lấn’. Cảnh đón tiếp với các thứ nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có ‘binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ’. Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang ‘đẩu hit khán, mặc áo dàn hà, bày hách hóa chung quanh hồ để hán’. Thuyên ngự đi tới đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ… Gác chuông chùa Trấn Quốc trở thành nơi hòa nhạc của bọn nhạc công Cung đình. Đình đài, cung điện được xây dựng ‘liên tục’ nhằm thỏa mãn cuộc sống ăn chơi của vua chúa và bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Bao nhiêu tiền của, vàng bạc, châu báu, nước mắt mồ hồi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng. Phạm Đình Hổ đã được mắt thấy tai nghe những ‘chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh’ nên cách kể, cách tả của ông rất sống.
 
Để được sống trong xa hoà, hưởng lạc cuộc đời vàng son đế vương, từ chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì ‘sức thu lấy’ trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoà cây cảnh ờ chốn dân gian ‘không thiếu một thứ gì’. Có những cây cảnh ‘cành lá rườm rà… như cây cổ thụ mục trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng’ phải dùng đến một cơ binh mới khiêng nổi, từ bên Bắc chở qua sông đem về. Trong phủ chúa ‘điểm xuyết’ bao núi non bộ trông lạ mắt như ‘bốn bể đầu non’. Vượn ngự uyển, trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bể, hoặc nửa đêm ‘ồn ào như trận mưa sa, gió táp, vỡ tổ tan đàn’. Nếu như trong 'Thượng kinh kí sự’ Lê Hữu Trác ngạc nhiên viết:
 
‘Hoà cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
 
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.
 
Quê mùa cung cấm chưa quen,
 
Khác gì ngư phù đào nguyên thuở nào’.
 
thì ở đây, Phạm Đình Hổ ái ngại nghĩ: ‘kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường’. Cuộc sống cực kì xa hoà ấy là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng ngày một ngày hai sẽ xảy ra. Đó là năm 1782, Trịnh Sâm qua đời; loạn kiêu binh bùng nổ, kinh thành Thăng Long bị đốt phá tan hoang; năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh tan tành trong nháy mắt! ‘Cái triệu bất thường’ mà Phạm Đình Hổ nghĩ tới thật linh nghiệm. Quy luật cuộc đời vô cùng sòng phẳng, cay nghiệt:
 
'Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
 
Trăm loài ma mổ nấm chung quanh.
 
Nghìn vàng khôn dổi được mình Lẩu ca viện hát, tan tành còn đâu ?’
 
(‘Văn chiêu hồn’ – Nguyễn Du)
 
Bọn hoạn quan trong phủ Chúa vừa trắng trợn vừa xảo quyệt, như dân gian đã khinh bỉ chửi vào mặt: ‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’. Chúng dùng thủ đoạn ‘nhờ gió be’ mãng, ra ngoài dọa dẫm’. Chi bằng hai chữ ‘phụng thủ’ biên ngay vào chậu hoà cây cảnh, chim tốt khiếu hay của bất cứ nhà nào là chúng cướp được. Chúng còn lập mưu ‘đém đến’ cho tay chân sai lính lẻn vào ‘lấy phăng di, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa dẫm lấy tiền’. Chúng ngang ngược ‘phá nhà hủy tường’ của dân để khiêng hòn đá hoặc cây cối gì mà chúng cướp được ! Đối với nhà giàu thì chúng lập mưu vu cho là ‘giấu vật cung phụng’ để hành hạ, để làm tiền, nhiều  người phải ‘bỏ cùa ra kêu van chí chết’, có gia đình ‘phải dập bỏ núi non bộ, hoặc phá bò cây cành để tránh khỏi tai vạ’.
 
Gia đình tác giả thuộc hàng quan lại, quý tộc thời Lê – Trịnh. Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ Phạm Đình Hổ là bà Cung Nhân phải sai người nhà chặt cây lê ‘cao vài mươi trượng, lúc nỏ hoà, trắng xóa thơm lừng’, hai cây lựu trắng, lựu đỏ ‘lúc ra quả trông rất đẹp’. Chi tiết này, tình tiết này rất sống, rất thực. Tác giả đã kể lại một chuyện có thật của gia đình mình ở phường Hà Khẩu để vừa tạo nên niềm tin cho người đọc mai hậu, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ Chúa.
 
Trang tùy bút ‘Chuyện cũ trong phù Chúa Trịnh’ của Phạm Đình Hổ có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống xa hoà ăn chơi của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ Chúa.
 
Ngòi bút của Phạm Đình Hổ rất trầm tĩnh và sâu sắc. Mọi cảm xúc, ý nghĩ của ông về nhân tình thế sự được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà, nhã thú.
 
Bài làm 2
 
Tác phẩm Vũ trung tùy bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo, đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.
 
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là người am hiểu văn hoá nếp sống của Thăng Long – Kẻ Chợ. Vốn dòng dõi quan lại đời Lê nên ông có điều kiện hiểu rõ những kẻ thuộc giới quý tộc kinh kì. Những điều nhà văn ghi lại tưởng như  là sự ghi nhận về thời vô sự – bốn phương yên hưởng thái bình. Mỉa mai thay, thực trạng lại là một bức tranh với sắc chói chang của mũ mão cân đai rỡ ràng đối lập với thực tại tinh thần tối sầm những cảm giác bất an trong đời sống dân lành. Thực trạng ấy từng được mô tả trong Thượng kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông, Tang thương ngẫu lục của danh sĩ Nguyễn Án. Nhưng câu chuyện của Chiêu Hổ vẫn có sức hấp dẫn riêng.
 
Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại tỉ mỉ. Trong bối cảnh trong nước vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp của một ông chúa có lẽ chẳng có gì đáng nói. Việc ăn chơi của Chúa đáng nói ở chỗ “đình đài được làm liên tục”. Hãy so sánh với những gì trong phủ Chúa được Hải Thượng Lãn Ông mô tả: “ nơi nào cũng lâu đài, đình các, rèm châu cửa ngọc, áng nước mây loà, suốt cõi toàn hoa, hoa cỏ kì lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên một ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu…”. Ngoài cung cũng là cả một sự xa xỉ cầu kì như vậy. Chúa thưởng ngoạn cảnh đẹp kéo theo cả một đội quân tiền hô hậu ủng với binh lính, nội thần, các quan hỗ tụng đại thần… Quang cảnh phô bày qua sự mô tả của tác giả khiến người đọc hình dung một sự sắp đặt nhằm làm đẹp lòng Chúa của đám nịnh thần mặt trắng, đồng thời hiện rõ tính chất phồn vinh giả tạo của cuộc sống kinh kì. Thức ngon sẵn bày, đàn hay sáo ngọt. Chỉ cần vài cảnh đã cho thấy sự xa hoa tráng lệ xứng đáng với tiếng tăm Thịnh Vương – quyền hành dưới mà trên cả hoàng đế. Đàng sau những vẻ phô trương hào nhoáng đó là sự lố bịch hiện hình: bọn nội thần mặc quần áo đàn bà đứng bán hàng, cảnh đi chợ của các quan như trò chơi trẻ con cho thấy sự phồn vinh giả tạo. Nhằm thoả mãn nhu cầu ích kỉ của mình, “bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”. Quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách là những gì chúng ta có thể hình dung về ông Chúa nổi tiếng ăn chơi này. Tác giả đã bình bằng một điềm báo: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Câu văn miêu tả vẽ ra viễn cảnh u ám, đầy âm khí, như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một vương triều quái thai mục ruỗng.
 
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn” (Trên không nghiêm, dưới sinh loạn)! Quả thật, những gì Phạm Đình Hổ diễn tả tiếp nối về hành động của bọn tay chân nhà Chúa đục nước béo cò, “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”. Nhà dột từ nóc, bởi thế người đọc không nghi ngờ gì về bản chất thối nát của vương triều Lê – Trịnh. Tất yếu, những hành vi của chúng gây tác hại cho dân lành lương thiện như thế nào: bị vu oan, hãm hại cửa nát nhà tan. Không phải là cách nói ví von mà Phạm Đình Hổ còn kể lại câu chuyện sinh động: “Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra”. Người giàu có của bỗng thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ. Không những thế, người kể chuyện còn đưa ra bằng chứng ngay trong gia đình mình như xác minh tính chân thực của câu chuyện kể: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường, cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cũng vì cớ ấy” . Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của Chúa Trịnh. Ta chứng kiến cái đẹp bị hủy hoại bởi lẽ không cái đẹp nào có thể được phát triển tự nhiên dưới ách bạo quyền. Câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng giá trị tố cáo đã thật đầy đủ, không cần nói thêm, viết thêm.
 
Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê – chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng dân, lời ta thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời. Ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tùy bút đặc sắc.
 
Vũ trung tùy bút là tập kí họa về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh hủy diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa làm hủy hoại nhân tính con người đến mức nào!
 
Bài làm 3
 
Trong các áng văn xuôi thời kì trung đại ở nước ta, bên cạnh Truyền kì mạn lục – một "Thiên cổ kì bút" – người đời thường nhắc tới Vũ trung tuỳ bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm ra đời vào đầu thế kỉ XIX. Khác với Truyền kì mạn lục, tập sách "viết trong mưa" ấy thuộc thể loại tuỳ bút. Dùng văn tuỳ bút, danh nho Phạm Đình Hổ đã tuỳ theo hứng thú và suy nghĩ của riêng mình, ghi chép lại những sự việc, những câu chuyện cụ thể chân thực, những điều tai nghe, mắt thấy trong cuộc sống. Khi đọc Truyền kì mạn lục, chúng ta bắt gặp đây đó những yếu tố lãng mạn, huyền ảo, còn trong Vũ trung tuỳ bút thì đậm đặc chất hiện thực. Một trong những bức tranh hiện thực ấy là những chuyện trong phủ chúa Trịnh Sầm. Viết lại những câu chuyện cũ ấy, tác giả dự báo "đó là triệu bất tường", là những dấu hiệu không lành, những điềm gở.
 
Trước hết là những câu chuyện về thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh Sâm và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Tác giả Phạm Đình Hổ kể ba sự việc tiêu biểu. Việc thứ nhất: chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả mãn ý thích "đi chơi ngắm cảnh đẹp", ý thích đó cứ triền miên, nối tiếp tưởng đến không cùng. Vì vậy, nhà văn viết "Việc xây dựng đình đài cứ liên miên". Nghĩa là việc huy động sức dân, thu tiền bạc, chiếm đất đai, bắt nhân công liên tục diễn ra hàng tháng, hàng nãm, nơi này, nơi khác. Việc thứ hai : những cuộc rong chơi của chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm). Chúa thường thích đi chơi, thường ngự – tới ăn ngủ, ngắm cảnh đẹp, hưởng của ngon, vật lạ, thoả mãn thú vui cả thể xác lẫn tinh thần – ở các li cung (cung điện, lâu đài xa kinh thành) trên Hồ Tây, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Trong những chuyến du lịch ấy của chúa đạc biệt nhất là cuộc dạo chơi trên Hồ Tây. Vòng quanh bốn mặt hồ, binh lính phải "dàn hầu", vừa để bảo vệ vừa sẵn sàng làm theo lời chúa sai bảo. Cũng vòng quanh bốn mật hồ, các quan trong triều phải "đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà" cải trang là những thị dân buôn bán, bày hàng hoá như một khu chợ sầm uất, đông vui, vui cho thiên hạ thì ít mà vui cho chúa thì nhiều.
 
Thuyền ngự đến đâu thì chúa và các hỗ tụng đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán. Chúa và cận thần tới, thì nhạc công phải tấu lên những khúc nhạc dặt dìu gần xa vẳng từ dưới bóng cây, bến đá nào đó. Đúng là bức tranh cuộc sống phồn hoa mà giả dối. Tác giả chỉ ghi chép khách quan, không một lời nhận xét, mà sự việc nó cứ tự phơi bày những nét rởm hợm, nực cười, đáng chê trách. Việc thứ ba – đáng chê trách hơn – là câu chuyện chúa "sức thu lấy" – ra lệnh bằng văn bản – cướp đoạt một cách trắng trợn tất cả "những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh" trong nhân dân. Chọn một cảnh điển hình của những cuộc cướp đoạt ấy – cảnh lính tráng chở một cây đa cổ thụ về phủ chúa – tác giả miêu tả bằng những từ ngữ sống động, một giọng văn thật nặng né. Cây đa to, cành lá rườm rà, được rước qua sông"… như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay". Đó là một đám rước công phu, tốn kém. Cây đa ấy vốn ở đầu non hốc đá tự do – phóng khoáng giữa rừng núi nay bị rước về vườn nhà chúa bề ngoài có vẻ oai phong, song nhìn kĩ thấy tội nghiệp quá. Bởi vì từ nay, đa đâu còn là biểu tượng trường tồn, bất diệt, biểu tượng cho sức sống của con người, của quê hương, đất nước. Đa đã bị ép buộc để "điểm xuyết, bày vẽ" thành thứ đồ chơi riêng của nhà chúa. Cây đa cũng giống như thân phận của muôn loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa cây cảnh trong dân gian đã bị cầm tù, bị tha hoá. Bao nhiêu cái đẹp của tự nhiên, những thú vui tao nhã, chính đáng của nhân dân đã bị nhà chúa chiếm đoạt. Số phận của cây trời, đá núi, hoa lá,… vô tri thì như thế, hỏi số phận con người ra sao? Người viết tuỳ bút, danh nho Phạm Đình Hổ đã đưa ra những sự việc cụ thể chân thực và khách quan, không bình luận mà các hình ảnh, chi tiết cứ hiện lên đầy ấn tượng. Ấn tượng nhất là cảnh đêm nơi vườn nhà chúa: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường"…
 
Tiếng chim kêu, vượn hót khắp bốn bề giữa đêm khuya thanh vắng, hay là tiếng muôn loài than thở? Trận mưa sa gió táp ồn ào hay sự giận dữ của trời đất? Những âm thanh ấy gợi cảm giác ghê rợn như một điều gì đó đang tan tác đổ vỡ, suy sụp đau đớn, chứ không phải là một cảnh đẹp bình yên, phồn thực, no ấm. Nghe những âm thanh ấy "kẻ thức giả" – nhà nho Phạm Đình Hổ biết "đó là triệu bất tường". Đến dòng văn cuối của những câu chuyện nhà chúa, cảm nghĩ của tác giả bộc lộ trực tiếp, nhưng lời văn vẫn nhẹ nhàng, tế nhị, gián tiếp bằng một danh từ chung là "kẻ thức giả". Kẻ thức giả là những người có học vấn, có hiểu biết sâu rộng. Viết câu văn ấy, Phạm Đình Hổ là một người có tầm phán đoán, dự cảm chính xác. Ông đã thấy rõ những cuộc ăn chơi xa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm là "triệu bất tường", những dấu hiệu không lành, những điềm gở. Nó báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ chăm lo việc ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành. Quả thực, điều đó đã xảy ra không lâu sau khi Trịnh Sâm mất.
 
Sách xưa có câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" – cấp trên không chân chính, nghiêm túc thì cấp dưới tất sẽ làm loạn. Chúa ở ngôi cao mải mê ăn chơi, sa đoạ, tất yếu các quan cấp dưới ỷ thế làm càn. Do đó, từ những câu chuyện của chúa, Phạm Đình Hổ chuyển ý, kể đến chuyện các quan "bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ giỏ bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm…". Ở đoạn văn thứ hai này, tác giả tập trung kể một sự việc. Đó là việc bọn hoạn quan bày trò cướp đoạt, vu cáo, phá hoại tài sản của nhân dân một cách trắng trợn, tàn ác. Chúng thực hiện công việc rất "bài bản". Động tác một: "dò xem" nhà nào có vật quý, thì biên vào hai chữ "phụng thủ" nghĩa là lấy để dâng chúa. Động tác thứ hai: "trèo qua tường thành lẻn ra"… "lấy phăng đi"… Động tác thứ ba: nếu nhà nào phản ứng, thì "buộc cho tội giấu vật báu" của vua chúa… Ở đoạn văn tuỳ bút này nhà văn sử dụng liên tục các động từ miêu tả thái độ và hành động bọn hoạn quan trong ba câu văn đặc tả với những từ ngữ nhấn mạnh: "dò xem", "trèo", "lẻn", "lấy phăng", "buộc tội", "doạ dẫm", … Đúng là những thái độ, hành động của một lũ đầu trâu mặt ngựa, vừa ăn cướp, vừa la làng, "Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham" (Truyện Kiều). Hậu quả của những vụ cướp bóc trắng trợn ấy là: Người dân bị buộc tội phải nộp tiền, phải "phá nhà huỷ tường… bỏ của ra kêu van chí chết" và tự mình phải "đập bỏ núi non bộ hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ". Người dân phải chịu biết bao nhiêu cảnh dau dớn, bao nhiêu bất công, phi lí. Chính tại gia đình Phạm Đình Hổ – một gia đình quý tộc cận kề phủ chúa – cũng bị cái hoạ ăn cướp kia gieo xuống. Trước nhà tiền đường trồng một cây lê hoa trắng xoá thơm lừng, trước nhà trung đường trồng hai cây lựu ra quả trông rất đẹp … "Bà cung nhân ta đều sai chặt di cũng là vì cớ ấy". So với giọng văn kể chuyện các gia đình khác quanh kinh thành bị quấy nhiễu, giọng kể ở đoạn văn cuối này có vẻ như nhẹ nhàng hơn, song nó tô đậm thêm tính hiện thực, tăng thêm ý nghĩa phê phán, tố cáo. Bởi vì, nạn cướp bóc, sách nhiễu ở thời Trịnh Sâm đã trở thành cơn sốc trong xã hội, không chỉ gây đau khổ cho dân thường mà còn đe doạ cả những gia dinh quyền quý, quan lại, không chỉ cướp bóc của cải vật chất mà còn huỷ diệt cả những thú vui tao nhã mang tính văn hoá truyền thống của biết bao gia đình Việt Nam chúng ta. Những từ ngữ cuối đoạn văn dừng lại, nhưng lời kể của tác giả vẫn còn vương vấn ngân nga trong lòng chúng ta những cảm giác xót xa, nuối tiếc, thương cho cây dẹp, hoa thơm, cảm thống với những con người phải sống trong một xã hội phong kiến hỗn loạn mục nát đến như vậy.
 
Đoạn tuỳ bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ấy không chỉ có giá trị hiện thực, phơi bày bộ mặt xấu xa của chúa, của bọn quan lại, lính tráng mà còn hấp dẫn bạn đọc bởi một ngòi bút tài hoa. Phạm Đình Hổ đã ghi chép người thực, việc thực rất cụ thể, chính xác, theo trí nhớ, cảm xúc, suy nghĩ của riêng mình. Từ ngữ câu văn tự nhiên, trôi chảy, không bị gò bó bởi cốt truyện, nhân vật…như trong truyện ngắn. Khi kể chuyện, lúc chuyển sang miêu tả, ngẫu hứng thì điểm vào một dự cảm, dự báo, nhịp văn lúc khoan thai, khi dồn dập nhấn mạnh,… ngỡ như buông thả tự do nhưng tác phẩm vẫn tập trung vào một chủ đé, toát lên cảm xúc trữ tình rõ nét của tác giả.
Nói tóm lại, bằng thể văn tuỳ bút ghi chép tuỳ hứng những sự việc một cách cụ thể, chân thực, sinh động, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh giúp chúng ta hiểu về dời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn nửa cuối thế kỉ XVIII. Đó là một xã hội đầy rẫy những dấu hiệu không lành, những điềm gở đáng chê trách và đáng xoá bỏ. Lịch sử đã xoá bó cái xã hội ấy.
 
Bài làm 4
 
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), tên thường gọi là Chiêu Hổ, sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng ở làng Đan Loan, huyện Đường An, tinh Hải Dương. Cha đậu cử nhân và ra làm quan dưới triều Lê. Từ thuở nhỏ, Chiêu Hổ đã ôm ấp mộng văn chương. Sau này, ông vào học trường Quốc Tử Giám và thi đậu sinh đồ, nhưng vì thời thế không yên nên đành lánh về quê dạy học. Năm 1821, vua Minh Mạng nhà Nguyền tuần du ra Bắc. Phạm Đình Hổ dâng một số trước tác lên nhà vua và được bổ nhiệm một chức quan ở Viện hàn lâm. Được một thời gian, ông  xin nghỉ việc. Đến năm 1826, Minh Mạng lại triệu Phạm Đình Hổ vào kinh đô Huế nhậm chức Tế tửu Quốc Tử Giám, rồi Thị giảng học sĩ.
 
Phạm Đình Hổ bắt đầu sáng tác từ thời Tây Sơn, nhưng chủ yếu là vào những năm đầu của triều Nguyễn. Ông để lại nhiều tác phẩm, trong đó giá trị nhất là hai thiên kí sự Vũ trung tuỳ bút và Tang thương ngẫu lục.
 
Vũ trung tuỳ bút gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút, cung cấp cho người đọc những kiến thức về văn hoá truyền thông, về phong tục tập quán và đặc điểm địa lí cùng những danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
 
Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh ghi chép lại những cảnh sinh hoạt diễn ra hằng ngày ở phủ Chúa thời Trịnh Sâm. Qua đó, tác giả ngầm lên án thói ăn chơi xa xỉ, vô đạo đức của Trịnh Sâm và bọn quan lại hầu cận dưới quyền.
 
Lúc mới lên ngôi Chúa, Trịnh Sâm là con người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người. Nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương cho triều đình thì dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích. Chúa Trịnh say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, phế con trưởng  lập con thứ, gây nên rất nhiều điều bạo ngược, dẫn đến cảnh nồi da xáo thịt. Các vương tử tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Trịnh Sâm mất năm 1782, ở ngôi Chúa được 16 năm.
 
Thói ăn chơi ngông nghênh, xa xi của Trịnh Sâm và lũ quan lại hầu cận được tác giả miếu tả qua những chi tiết tiêu biếu như Trịnh Sâm cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài ở các nơi để thoả mãn ý thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp của mình. Việc xây dựng đình đài cứ làm liên tục trong nhiều năm, hao tốn không biết bao nhiêu là tiền của. Không mấy quan tâm đến lợi ích to lớn của quốc gia, dân tộc, ngược lại, Chúa Trịnh dành rất nhiều thời gian để hưởng lạc:
 
Mỗi tháng ba bổn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá chung quanh bờ hồ để bán.
 
Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hô tụng đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ. Cũng có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hoà vài khúc nhạc.
 
Trong đoạn văn này, Các giả đã phơi bày bản chất tham lam của Chúa Trịnh và bè lũ tay sai. Cậy quyền cậy thế, chúng trắng trợn ép buộc dân lành phải cung nộp cho phủ Chúa những thứ quý giá mà Chúa thích:
 
Buổi ấy, bao nhiễu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng phải một cơ binh mới khiêng nổi…
 
Tác giả vạch rõ lòng tham vô đáy của Chúa Trịnh bằng nghệ thuật kể chuyện và miêu tả. Các dẫn chứng đưa ra đều khách quan, không xen lời bình. Một vài sự kiện được miêu tả tỉ mỉ, gây ấn tượng rất sâu đậm đôi với người đọc.
 
Thái độ bất bình của tác giả thể hiện khá kín đáo trong những câu văn đầy ẩn ý:
 
Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vờ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
 
Cảnh được miêu tả là cảnh thực của những khu vườn lộng lẫy, đầy trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, được bày vẽ, tô điểm cho giông thiên nhiên nơi bến bể, đầu non, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đó tan tác, đau thương, chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, thơ mộng. Đó là triệu bất tường, tức là điềm gở, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc trên mồ hồi, nước mắt và cả xương máu của dân lành. Quả thực điều đó đà xảy ra sau khi Trịnh Sâm mất không lâu.
 
Thời Trịnh Sâm, bọn hoạn quan hầu cận trong phủ Chúa được sủng ái bởi chúng rất đắc lực trong việc giúp Chúa bày ra các trò ăn chơi hưởng lạc. Vì vậy nên chúng thường ỷ thế Chúa mà hoành hành, tác oai tác quái, “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân lành bằng nhiều thủ đoạn hèn hạ, độc ác. Thủ đoạn mà chúng thường sử dụng là hành động vừa ăn cướp, vừa la làng. Người dân bị hại tới hai lần, bằng không thì cũng phải tự tay huỷ bỏ tài sản của mình để tránh tai vạ. Đó là điều hêt sức vô lí, bất công. Bọn hoạn quan vừa vơ vét đế ních đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc cung phụng Chúa:
 
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
 
Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn nham hiểm, độc ác của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình: Đù tiếc đứt ruột nhưng chủ nhà phải sai đầy tớ chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý trong vườn đề tránh tai hoạ:
 
Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng, trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quá trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy.
 
Kiểu dẫn dắt câu chuyện như thế đã làm gia tăng đáng kể sức thuyếi phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Cảm xúc của tác giả cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó.
 
Qua đoạn văn này, tác giả tố cáo bọn quan lại trong phủ Chúa Trịnh vừa tham vừa ác, làm trái với đạo trời và lòng người. Tất yếu, nhân dân sẽ vùng lên lật đổ chúng.
 
Câu chuyện được tác giả ghi chép rất tự nhiên. Những chi tiết, hiện tượng chân thực được miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán, xen kẽ những lời binh ngắn gọn, sắc sảo càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm.
 
Bằng thể loại tuỳ bút ghi chép tuỳ hứng những sự kiện mắt thấy tai nghe, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ đã giúp chúng ta hiểu thêm về đời sông xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Đồng thời bước đầu nhận biết được đặc tính cơ bản của thể loại văn tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực của Phạm Đình Hổ.
 
Bài làm 5
 
Hiện thực suy tàn của các tập đoàn phong kiến trong xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII là mảnh đất, màu mỡ cho văn chương mang cảm hứng phê phán phát triển. Một trong số những tác phẩm ấy là Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh người đọc có thể thấy được giá trị hiện thực của văn bản qua việc miêu tả thói ăn chơi vô độ của chúa quan phủ chúa và sự lộng hành của lũ hoạn quan.
 
Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông qua những cảnh và những việc cụ thể. Đó là việc xây dựng quá nhiều đình đài và thú ngao du xa xỉ. Cậch bài trí phong cảnh và những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh được miêu tả tỉ mỉ thể hiện sự xa hoa trong lối sống hưởng thụ của hắn. Hơn thế, còn có việc thu sản vật, những thứ quý giá trong dân gian để trang trí phủ chúa. Những việc này gây phiền nhiễu, tốn kém cho đời sống vốn rất khó khăn của nhân dân.
 
Đi xa hơn việc miêu tả thông thường, tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”.
 
Cảm nhận của tác giả về cái “triệu bất tường” mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.
 
"Thượng bất chính, hạ tắc loạn", chúa và quan như vậy dẫn đến sự lộng hành của bọn quan lại hầu cận. Chúng “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng: “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dậm doạ lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.”. Kết thúc bài tuỳ bút, tác giả ghi lại việc có thực đó từng xảy ra trong nhà mình: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông Tắt đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi”. Câu chuyện tbực xảy ra ở chính gia đình tác giả có tác dụng làm tăng thêm tính xác thực, sinh động cho những chứng cứ lên án chúa Trịnh và quan lại.
 
Vạch tội chính quyền phủ chúa, tác giả dùng một giọng văn rất khách quan, hầu như chỉ kể và tả, không có yếu tố biểu cảm. Tuy vậy, những điều được kể, tả đều là những chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, có tác dụng phơi bày sự mục ruỗng của tập đoàn phong kiến này. Bởi vậy, toàn bộ đoạn trích toát lên cảm hứng phê phán, lên án sâu sắc.
 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh với những giá trị hiện thực chân thực, sống động vừa là một văn bản có giá trị văn chương vừa là những ghi chép có giá trị lịch sử quan trọng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top