Trang chủ » Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

BÀI LÀM 1:

Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần cùng giai đoạn đó.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân ra đời trong thời kỳ đất nước đang rơi vào nạn đói năm 1945, đời sống nhân dân bần cùng, kẻ sống người chết nham nhảm, ”người chết như nga ra, không buổi sáng nào người trong làng đi chợi, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vấn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Khung cảnh xóm ngụ cư ấy đã diễn tả được cái đói đang hoành hành, đời sống nhân dân thê thảm.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm, Kim Lân đã dẫn người đọc khám phá cuộc sống của những điều khốn khổ, bần hàn nhất. Là “vợ nhặt”, là chi tiết và là tình huống truyện thắt nút làm nên cuộc đời của từng nhân vật.

Mở đầu truyện ngắn, tác giả đã phác họa hình ảnh nhân vật anh cu Tràng “hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai bên quai hàm bạnh ra…” Chỉ với vài chi tiết đó, người đọc cũng đã hình dung được diện mạo xấu xí của một anh nông dân nghèo rách mùng tơi. Từ ngày nạn đói hoành hành, đám trẻ con không buồn trêu tràng nữa, vì chúng đã không còn sức lực. Khung cảnh buồn thiu, đầy ám ảnh bao phủ lên xóm nghèo. Trong khung cảnh chiều tà, suy nghĩ của Tràng được tái hiện “hắn bước đi từng bước mệt mỏi, cái ao nâu tàng vắt sang một bên cánh tay. Hình như những lo lắng, cực nhọc đè nặng lên cái lưng gấu của hắn”.

Với vài chi tiết tiêu biểu, Kim Lân đã vé lên trước mặt người đọc hình ảnh người nông dân nghèo đói, xơ xác, bộn bề lo lâu đến cùng cực.

Tác giả đã thật khéo để xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, mới lạ, làm thay đổi cuộc đời của một con người. Tình huống Tràng “nhặt” được vợ. Là “nhặt” được chứ không phải lấy được. Người đọc nhận ra sự thê thảm, bước đường cùng và đầy éo léo của con người trong xã hội bấy giờ.

Hình anh vợ anh cu Tràng dần dần hiện ra dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn đầy ám ảnh “ thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén,e thẹn”. Một người đàn bà nghèo khổ, không còn thứ gì giá trị đi cạnh một người đàn ông nghèo khổ, cùng cực đúng là một đôi trời sinh.

Giữa cái đưa vợ “nhặt” được về nhà, Kim Lân đã xây dựng nên khung cảnh đìu hiu, ảm đảm của xóm nghèo “từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Không còn gì thê thảm và hiu hắt hơn khung cảnh chiều tàn nơi xóm nghèo như vậy. Mọi thứ dường như bị cái đói, cài nghèo đè nén đếm chìm nghỉm. Bằng ngòi bút tả thực sinh động, Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc nhiều chua xót, đắng cay cho những phận nghèo long đong.

Điều đáng chú ý chính là cách những người hàng xóm hỏi thăm Tràng về người đàn bà đi bên cạnh tràng. Thực ra thấy lạ nên người ta mới hỏi, thì cũng hiểu ra, có lẽ là vợ Tràng, “nhìn chị ta thèn thẹn hay đáo để”. Người đàn bà bắt không còn chua ngoa, đanh đá nữa mà trở nên thẹn thùng khi quyết định theo Tràng về làm vợ.

Làm vợ một cách bất ngờ, giữa cảnh đói như ngả rạ. Có lẽ cái nghèo đói đã đẩy hai con người đến với nhau, không phải tình yêu nhưng là tình thương. Hẳn người đọc sẽ cảm thông và xót thương cho những mảnh đời dật dờ nơi xóm ngụ cư.

Khi trở về nhà, hình ảnh bà cụ Tứ, mẹ Tràng được Kim Lân khắc họa diễn biến và sự chuyển đổi trong tâm tinh thật tài tình và sâu sắc. Người đọc sẽ hiểu hơn tấm lòng một người mẹ bao dung và hiền hậu. Chi tiết “bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà, đến giữa sân bà sững lại vì thấy có một người đàn bà ở trong…” Sự băn khoăn lo lắng của bà cụ bắt đầu hiển lên. Nhưng rồi bà cũng nhận ra, cũng hiểu “bà lão cúi đầu nín lặng, bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót xa cho số kiếp con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc làm ăn nên nổi, còn mình…” Những suy nghĩ chua xót của bà lão được Kim Lân diễn tả qua một loạt động từ tình thái khiến cho cái khổ, cái đói lại vồ vập và hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Bà đã chấp nhận người “vợ nhặt” của con trai. Tình huống khiến người đọc nhớ mãi, hình ảnh khiến người đọc khi nhắc đến tác phẩm này đều không quên là hình ảnh “nồi cháo cám” trong buổi bữa cơm đón dâu dầu tiên. Hình ảnh “nồi cháo cám” là hiện thân của cái đói nghèo đến cùng cực trong một gia đình “không còn gì giá trị nữa”. Bà cụ Tứ hôm nay thay đổi tâm trạng, toàn nói những chuyện vui trong nhà, vì bà muốn mang lại không khí vui tươi hơn giữa cái nghèo. Hình ảnh “nồi cháo cám” hiện lên bình dị, đầy chua xót và nước mắt của người mẹ nghèo. Ai cũng muốn có một bữa cơm đón dâu có mâm cao, cỗ đầy trong ngày rước dâu nhưng gia cảnh nghèo nàn, “nồi cháo cám” là thứ duy nhất đong đầy yêu thương bà có thể mang lại cho con.

Đây là một chi tiết vô cùng đắt giá trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân khiến người đọc nhớ mãi. Bên cạnh đó hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện của cuối truyện ngắn đã mang đến chút niềm tin và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo,độc đáo và cốt truyện đầy bất ngờ Kim Lân đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Qua đó tác giả cũng nhấn mạnh tình yêu thương giữa người với người luôn bất diệt.

BÀI LÀM 2:

Kim Lân một trong những nhà văn viết truyện ngắn từ năm 1941. Sáng tác của ông tập trung phản ánh bức tranh của nông thôn Việt Nam và hình tượng người nông dân. Dưới nòi bút tài hoa của Kim Lân, bức tranh hiện thực của nông thôn Việt Nam cũng như nỗi niềm, cuộc sống, cảnh ngộ và khát vọng của người nông dân được thể hiện chân thực và sinh động. “Vợ Nhặt” là một trong những tác phẩm thành công của Kim Lân với cốt truyện độc đáo cùng với lối dẫn chuyện hóm hỉnh hấp dẫn người đọc.

Lấy cảm hứng từ nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân đã tái hiện lại hiện thực bức tranh ngày đói ám ảnh trong từng câu chữ, từng trang văn của ông. Bằng ngòi bút tả thực kết hợp Kim Lân đã tái hiện cảnh vật với xã xơ heo hút của ngã tư xóm chợ về chiều,rồi “hai bên dãy phố, úp súp, tối om”,”cái nhà vắng teo đứng rúm ró một mảnh vườn mọc lổn nhổn”…Từng ấy thôi ngòi bút của ông đã tô đậm lên bức tranh u tối, với cảnh sống đói nghèo của nông thôn Bắc Bộ những năm 1945. Tất cả hiện lên đều còm cõi, xác xơ, rách rưới. Ở đó không chỉ có cảnh vật mà con người cũng hiện lên lụi tàn cùng cái đói, cái nghèo. Cái chết cũng được ghi lại trong âm thanh thê thiết, tạo nên sự ghê sợ, rợn người. ở đó như đang dồn đuổi sự sống của con người đến đường cùng. Âm thanh của tiếng quạ trên mấy cây gạo, của tiếng hờn khóc tỉ tê và cả tiếng trống thúc thuế mỗi lúc một dồn dập hơn. Chỉ vậy thôi mà nhà văn như tô lại hiện thực tố cáo sự tàn ác của bọn phát xít, đế quốc thực dân với những chính sách vô cùng hà khắc, rẻ rúng mạng sống của con người.

Trong cái không gian ấy, hình ảnh con người được khắc họa lại khiến người đọc không khỏi bàng hoàng về cái đói năm 1945 ấy. Sủ dụng những câu văn dài nhiều vế, kết hợp với biện pháp liệt kê Kim Lân đặc tả hình ảnh người đó “bồng bế, dắt díu nhau như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ…”. Những người sống đang lay lắt, dật dờ, sống một cuộc sống không phải cuộc sống của con người. Người chết thì “như ngả rạ” và cái chết trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn và nhức nhối của biết bao con người. Có lẽ, chính vì thế mà nó thôi thúc Kim Lân phản ánh lại bằng những trang văn đầy ám ảnh như vậy.

Cũng từ bức tranh đói khổ ấy, câu chuyện mà Kim Lân muốn kể với người đọc là câu chuyện đầy đủ bi-hài. Ở đó là câu chuyện của nhân vật Tràng “nhặt” được cô vợ trong những ngày đói khổ như thế. Kim Lân dã rất tài tình trong việc khắc họa từng tâm trạng của nhân vật chính xoay quanh cốt truyện độc đáo. Sự thay đổi tâm lý rất phù hợp từ lúc gặp Thị(vợ Tràng), trên đường đưa Thị về nhà, về đến nhà. Đặc biệt là tâm trạng sáng ngày hôm sau và tâm trạng trong bữa cơm đều được Kim Lân tái hiện lại chân thực. Bằng những ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, mộc mạc nhà văn đã cho người đọc thấy rõ nhất được hiện thực cuộc sống thê thảm qua câu chuyện “cưới vợ” của Tràng trong ngày đói. Cũng từ cái hiện thực thê thảm đấy à qua đó, người đọc vẫn nhìn nhận được niềm tin  của nhà văn. Ông tin tưởng vào tương lai dù có thế nào, dù họ có bị đẩy vào bước đường cùng thì vẫn le lói sự sống bằng tình yêu thương sự đùm bọc lẫn nhau giữa con người. Đồng thời cũng cho thấy được khát khao hạnh phúc gia đình mãnh liệt của người dân lao động.

Sau hình ảnh nhân vật Tràng thì nhân vật Thị cũng hiện lên với bản lí lịch trích ngang hoàn toàn trắng xóa. Không gia đình, không người thân, không nhà cửa, không tên tuổi. Thị hiện lên như một sinh vật khốn khổ bị quăng quật, hiện lên là một con số không tròn trĩnh trong cơn lốc xoáy của cuộc đời. Chỉ qua lời bông đùa đơn giản Thị nghiễm nhiên trở thành vợ của Tràng. Và như những người khác khi về nhà chồng, Thị cũng trải qua đầy đủ mọi cảm xúc, sự e thẹn, xấu hổ, đến niềm vui,sự bần thần lo lắng cùng Tràng và bà mẹ chồng về cái đói, cái nghèo bủa vây. Nhưng trong đó, vẫn là niềm vui, khát vọng sống của từng ấy con người. Từ bức tranh hiện thực ấy mà Kim Lân một lần nữa ca ngợi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người như một giá trị tốt đẹp.

 

Xây dựng một kết thúc mở cùng với lối kể truyện độc đáo, lời văn giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng rất có sức gợi hình, Kim Lân đã rất tài tình trong việc phản ánh chân thực nạn đói của xã hội Việt Nam những năm 1945. Số phận của người lao động bị rẻ rúng, thấp hèn, bị cái nghèo đói bủa vây cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Qua đó ông cũng thể hiện giá trị nhân đạo đó là ngợi ca khát vọng sống, trân trọng và gieo vào lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời tố cáo xã hội đen tối, tố cáo những chính sách khiến người dân càng lâm vào cảnh lầm than.

BÀI LÀM 3:

Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của người nông dân, của làng quê Việt Nam bởi trong các tác phẩm của ông luôn hướng tới hình ảnh người nông dân. Với văn phong giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc thấm đẫm tinh thần nhân văn, tác giả Kim Lân đã gửi tới người đọc một tác phẩm kinh điển thể hiện tình cảm đậm đà của ông dành cho những số phận người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.

Tác phẩm “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm đặc sắc đại diện cho văn phong, cũng như nhân sinh quan của tác giả Kim Lân. Vợ nhặt ra đời khi nước ta đang trong giai đoạn một cổ hai tròng vừa bị thực dân Pháp đô hộ, vừa bị phát xít Nhật cai trị, kèm theo chế độ phong kiến trong thời kỳ suy tàn, thối nát làm cho người dân vô cùng khốn khổ. Câu chuyện xoay quanh bối cảnh nạn đói kinh điển năm 1945 làm chết hai triệu đồng bào ta. Tại một xóm ngụ cư nghèo nơi tập trung những gia đình đi di tản từ khắp nơi kéo tới đây, tạo thành một khu ngụ cư mới.

Ngay cái nhan đề của tác phẩm “Vợ nhặt” đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ về nội dung câu chuyện, thể hiện một việc trọng đại của đời người chính là việc dựng vợ gả chồng nhưng lại được làm rất qua loa, như việc nhặt một món đồ, một viên gạch ngoài đường mang về nhà.

Mở đầu tác phẩm tác giả Kim Lân đã phác họa lên hình ảnh nhân vật anh cu Tràng “hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai bên quai hàm bạnh ra…”
Chỉ bằng vài chi tiết nho nhỏ tác giả Kim Lân đã khiến cho người đọc hình dung ra được hình ảnh nhân vật

Nhân vật Tràng là người có ngoại hình thô kệch, xấu xí, gia cảnh thì mẹ góa con côi, bần hàn. Hắn chẳng có điểm nào thu hút phụ nữ. Công việc của Tràng làm nghề kéo xe bò thuê chở hàng cho người ta, một công việc lao động tay chân, bán mồ hôi sức lao động để kiếm vào đồng xu lẻ. “Hắn bước đi từng bước mệt mỏi, cái áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay. Hình như những lo lắng, cực nhọc đè nặng lên cái lưng gấu của hắn”.

Sự đói nghèo bần hàn, vây quanh lấy hắn, nhưng trong đầu hắn luôn hiện lên những suy nghĩ lạ lùng thỉnh thoảng lại thấy hắn ngửa mặt cười cười một cái gì đó. Tràng thật sự là một con người kỳ quái.
Giữa khung cảnh nghèo đói, cùng cực ấy. Một 
con người
 xấu xí, thô kệch nghèo khổ như Tràng những tưởng vĩnh viễn phải sống kiếp cô độc vì chả có gì thu hút người khác thì làm sao mà lấy được vợ. Nhưng không ngờ Tràng vẫn lấy được vợ, mà con lấy được một cách dễ dàng “nhặt” được vợ như nhặt một cục đá mà thôi.

Chỉ bằng những câu nói bông đùa vu vơ, mà Tràng nhặt được vợ “Muốn ăn cơm trắng với giò, thì ra đây đẩy xe bò với anh nào” Chỉ có như thế thôi nhưng một cô gái ngoan ngoãn ra đẩy xe với hắn. Rồi theo hắn về nhà làm vợ.

Tác giả Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng thú vị, độc đáo làm thay đổi số phận của nhân vật Tràng. Làm cho câu chuyển sang một hướng rẽ mới thú vị và thu hút người đọc. Hành động nhặt được vợ của Tràng khiến người ta phải suy nghĩ, bởi việc lấy vợ lấy chồng là việc vô cùng quan trọng trong đời người, bình thường người ta phải làm thật cẩn thận suy tính trước sau. Cô gái làm vợ Tràng cũng thật thiệt thòi biết bao, làm vợ người ta mà không có một lễ cưới, không được làm dăm ba mâm ra mắt họ hàng, không có giấy đăng ký kết hôn, không có chứng nhận của hai bên họ hàng.

Sự nghèo khó đã đẩy những con người khốn khổ xích lại gần nhau hơn. Họ tìm đến với nhau để nương tựa vào nhau trong lúc khó khăn, cho bớt cơ cực. Họ cũng hy vọng khi có nhau rồi cuộc sống của họ sẽ thay đổi ít nhiều có thêm niềm vui vào tương lai.

Hình ảnh vợ Tràng hiện lên làm người đọc không khỏi xúc động “ thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén,e thẹn”.
Khi đưa thị về nhà khung cảnh xóm ngụ cư hiện lên đìu hiu, buồn bã, ảm đạm như những con người sống trong xóm nghèo đó “từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma...”

Những người hàng xóm tò mò hỏi Tràng về người phụ nữ đi bên cạnh Tràng. Họ tò mò vì một người nghèo khổ xấu xí như Tràng mà cũng có gái theo. Nhưng có người cũng thực tế hơn họ cho rằng trong thời kỳ đói khổ miếng ăn không có như hiện nay mà còn cưới vợ vác thêm một miệng ăn về nhà thì khác nào vác một cục nợ.
Cứ như thế Tràng và thị đi trong những tiếng xì xào, bàn tán nhưng họ cứ mặc kệ cứ bước đi bên nhau và hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa mẹ chồng nàng dâu cũng khiến nhiều người phải ám ảnh bà cụ Tứ mẹ Tràng “bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà, đến giữa sân bà sững lại vì thấy có một người đàn bà ở trong…”
Lúc đầu bà cụ lo lắng lắm nhưng rồi bà cụ Tứ cũng nhận ra vấn đề “bà lão cúi đầu nín lặng, bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót xa cho số kiếp con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc làm ăn nên nổi, còn mình…”

Những suy nghĩ đau đớn chua xót của một người mẹ thương con, được tác giả Kim Lân tái hiện qua những trang viết vô cùng xúc động làm lay động trái tim người đọc.

Bà cụ Tứ vui mừng chấp nhận người vợ của con trai mình. Hình ảnh bữa cơm đầu tiên sau đêm tân hôn hiện ra khiến nhiều người không khỏi nghẹn ngào đắng ngắt trong cổ họng. Đó chính là “nồi cháo cám” với đĩa muối trắng, hoa chuối thái vội. Một hình ảnh đại diện cho cái nghèo, hiện lên chân thực, mộc mạc

Tuy nhiên, trong bữa cơm ấy ba con người trong câu chuyện lại ăn uống rất ngon. Họ còn nói chuyện với nhau về tin đồn Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trong bữa cơm ấy, ba con người khốn khổ cùng mơ ước có một ngày được thấy ngọn cờ đỏ sao vàng, được sống một kiếp sống khác. Họ cùng nhau tin tưởng vào tương lai.

BÀI LÀM 4

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy.Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ Nhặt” ra đời.

Lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng  vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ Nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có công khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

Trong một lần phát biểu, Kim Lân đã từng nói “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm.Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng vào tương lại. Họ vẫn muốn sống, “sống cho ra con người”. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết.

Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống “nhặt vợ” tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt chúng ta một không gian đói thật thảm hải ,thê lương.

Trong đó ngổn ngang những kẻ sống người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng khóc hờ và tiếng gào thét gửi gắm trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phấp phới cùng đám người đói phá kho thóc của Nhật ở cuối thiên truyện.

Có thể nói rằng Kim Lân đã thực sự xuất sắc khi dựng lên tình huống “nhặt vợ” của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh của khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bồng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị tha và người ra rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại ở các nhân vật anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ.

Chúng ta từng kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy đường”, “người lớn xanh xám như những bóng ma”, trước “không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu gào thảm thiết” ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và của người vợ Tràng nữa. Một thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người – thân xác vạm vỡ, lực lưỡng ấy dường như ngờ nghệch thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp.

“Cái đói đã tràn vào xóm tự lúc nào”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phơ tầm phào cho vui nhưng điều ấy không hề mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ.

Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã “sờ sợ”, “ngờ ngợ”, “ngỡ ngàng” như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tình. Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cọc cằn, Tràng đã sớm thay đổi trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc ấy dường như một cái gì đó “ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”.Tình yêu , hạnh phúc ấy khiến “trong một lúc Tràng dường như quên hết tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày qua”. Và Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp logic. Những thay đổi ấy không có gì khác ngoài tâm hồn đôn hâu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?

Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. “Hắn thấy yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng”, &ld

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top