Trang chủ » Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bài tập 1:
 
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12, Tập 1) là một văn bản khoa học. Hãy nhận xét về văn bản đó trên các phương diện (SGK)
 
Trả lời: 
 
a. Những nội dung khoa học được trình bày trong văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX gồm:
 
– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
 
   + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
 
   + Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
 
   + Những đặc điểm cơ bản
 
– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
 
   + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
 
– Những chuyển biến và một số thành tựu.
 
b. Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học, thuộc loại khoa học xã hội.
 
c. Những nét riêng của văn bản : 
 
– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
 
– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)
 
– Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.
 
Bài tập 2:
 
Giải thích và phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ (SGK).
 
Trả lời:
 
– Đoạn thẳng:
 
   + Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
 
   + Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
 
– Mặt phẳng:
 
   + Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
 
   + Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
 
– Góc:
 
   + Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; "Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà")
 
   + Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm
 
=> Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:
 
–   Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.
 
–   Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.
 
(Dựa vào gợi ý trên, Học sinh giải thích các từ: từ điển, đường thẳng, mặt phẳng, đoạn thẳng, góc, đường tròn, góc vuông… với hai phương diện: thuật ngữ khoa học và từ ngữ thông thường).
 
Bài tập 3:
 
Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn:
 
Trả lời:
 
–  Thuật ngữ khoa học trong đoạn (ngành khảo cổ): di chỉ xương.
 
–  Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ … của người vượn.
 
–  Tính lí trí thể hiện ở luận điểm khái quát đúng đắn (câu đầu) và những dẫn chứng chính xác (các câu sau).
 
–   Tính logic thể hiện ở lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ, luận chứng xác thực:
 
+ Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán)
 
+ Câu 2 + 3 + 4: Nêu 3 luận cứ, mỗi luận cứ là một chứng tích trong khảo cổ.
 
–> Làm cho luận điểm có sức thuyết phục cao.
 
Bài tập 4:
 
Viết đoạn văn với yêu cầu của văn phong ngôn ngữ
 
Học sinh có thể tham khảo bài viết, đoạn văn khoa học (như các bài văn mẫu, bài viết khoa học…) Hãy tập viết theo một chủ thể nào đó do mình tự chọn, sau đó chỉ ra các đặc điểm về phong cách ngôn ngữ khoa học, khác với lời nói hàng ngày như thế nào?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top