Trang chủ » Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Câu 1: Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương:
 
1: cha – bố, cha, ba
 
2: Mẹ – mẹ, má
 
3: ông nội – ông nội
 
4: Bà nội – bà nội
 
5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi
 
6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi
 
7: bác (anh trai cha): bác trai
 
8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái
 
9: Chú (em trai của cha): chú
 
10. Thím (vợ của chú): thím
 
11. bác (chị gái của cha): bác
 
12. bác (chồng chị gái của cha): bác
 
13. cô (em gái của cha): cô
 
14. chú (chồng em gái của cha): chú
 
15. bác (anh trai của mẹ): bác
 
16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác
 
17. cậu (em trai của mẹ): cậu
 
18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ
 
19. bác (chị gái của mẹ): bác
 
20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác
 
21. dì (em gái của mẹ): dì
 
22. chú (chồng em gái của mẹ): chú
 
23. anh trai: anh trai
 
24: chị dâu: chị dâu
 
25.em trai : em trai
 
26. em dâu (vợ của em trai): em dâu
 
27. chị gái: chị gái
 
28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể
 
29. em gái: em gái
 
30. em rể: em rể
 
31. con : con
 
32. con dâu (vợ con trai): con dâu
 
33. con rể (chồng của con gái): con rể
 
34. cháu (con của con): cháu, em.
 
Câu 2: Tìm các từ xưng hô địa phương khác.
 
Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),…
 
Câu 3:
 
 – Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
   Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
 – Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
 – Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.
   Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.
4. Tìm những từ ngừ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết.
 
Trả lời:
 
a)   Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
 
Mẫu:
 
sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).
 
Ngữ liệu bổ sung: Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ An – Hà Tĩnh), bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ),…
 
b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.
 
Mẫu:
 
Ngữ liệu bổ sung: mệ (phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là bà), mạ phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là mẹ), bọ (phương ngữ Trung Bộ, có ghĩa là bố, cha), tía (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là bố, cha), mô phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là đâu), giả đò (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ, có nghĩa là giả vờ), ghiền (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là ghiện),…
 
c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các hương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân Mẫu:
 
Ngữ liệu bổ sung: hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín, còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết); nón trong phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân chỉ thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần lên đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa như nón mủ trong ngôn ngữ toàn dân,…
 
5. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền ở đất nước ta như thế nào?
 
Trả lời:
 
– Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở phương khác.
 
– Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,.. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
 
6. Những từ ngữ nào và cách hiểu nào được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
 
Trả lời:
 
Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ (trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội). Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn toàn dân.
 
7. Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
 
Trả lời:
 
– Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.
 
– Những từ ngữ này theo phương ngữ miền Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
 
– Mẹ Suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng Những từ ngừ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top