Câu 1: Bài thơ phát triển từ hình tượng con cò trong những câu hát ru. Con cò trong ca dao là hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống cần cù, vất. Chế Lan Viên chỉ khai khai thác hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng của mẹ và những lời hát ru.
Câu 2:
– Bài thơ được chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong những câu ca dao đến với em bé qua những lời ru của mẹ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò theo em nhỏ trên suốt chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
– Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời.
Câu 3: Những câu ca dao đã được vận dụng trong bài thơ:
– Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
– Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ. Đây là sự vận dụng ca dao một cách độc đáo, sáng tạo.
Câu 4:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Đây là câu thơ khái quát tình yêu mà mẹ dành cho con. Tình mẹ sẽ theo con suốt cuộc đời.
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Bài hát của mẹ có hình ảnh những con cò trong ca dao. Con cò là hình ảnh cuộc đời vỗ cánh qua nôi, là cuộc đời mẹ và cũng là cuộc đời bao bà mẹ thương con.
Câu 5: Thể thơ của bài Con cò là thơ tự do, tác giả dễ dàng thể hiện những biến đổi của cảm xúc. Tuy vậy, sự lặp lại lời ru : Ngủ yên ! Ngủ yên !, việc đưa lời ru à ơi tạo cho bài thơ có âm hưởng lời hát ru.