Trang chủ » Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
 
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.
 
1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.
 
2. Tiếng Việt giàu đẹp.
 
(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)
 
3. Thuốc  đắng dã tật.
 
4. Thất bại là mẹ thành công.
 
5. Không thể sống thiếu tình bạn.
 
6. Hãy biết quý thời gian.
 
7. Chớ nên tự phụ.
 
(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)
 
8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
 
9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
 
(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)
 
10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
 
11. Thật thà là cha dại phải chăng?
 
(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)
 
a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 
 
b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
 
c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.
 
Trả lời:
 
a) Tất cả các đề văn trên đều có thể xem là đề bài, đầu đề. Dĩ nhiên là có thể dùng cho bài văn sắp được viết.
 
b) Văn nghị luận là phải dùng hệ thống tư tưởng quan điểm của mình nhằm xác lập cho người nghe, người đọc tư tưởng quan điểm đó. Các đề trên đều định hướng như trên nên nó là đề văn nghị luận.
 
c) Tính chất của đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận. Nó giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm.
 
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
 
a) Tìm hiểu đề Chớ nên tự phụ
 
– Đề nêu lên vấn đề tự phụ.
 
– Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.
 
–  Khuynh hướng trong đề là phủ định.
 
–  Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta.
 
b) Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)
 
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
 
1. Xác định luận điểm
 
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
 
– Tự phụ là một thói xấu của con người.
 
– Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại làm xấu nhân cách bấy nhiêu.
 
– Những luận điểm phụ:
 
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
 
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
 
+ Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
 
2. Tìm luận cứ
 
– Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
 
– Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:
 
+ Mình không biết mình.
 
+ Bị mọi người khinh ghét.
 
– Tự phụ có hại:
 
+ Cô lập mình với người khác.
 
+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
 
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
 
+ Khi thất hại thường tự ti.
 
– Tự phụ có hại cho:
 
+ Chính cá nhân người tự phụ.
 
+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).
 
– Các dẫn chứng:
 
+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.
 
+ Có lúc mình đã tự phụ.
 
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:
 
Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế  là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém bất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.
 
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
 
1. Xác định luận điểm
 
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
 
– Tự phụ là một thói xấu của con người.
 
– Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại làm xấu nhân cách bấy nhiêu.
 
– Những luận điểm phụ:
 
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
 
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
 
+ Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
 
2. Tìm luận cứ
 
– Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
 
– Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:
 
+ Mình không biết mình.
 
+ Bị mọi người khinh ghét.
 
– Tự phụ có hại:
 
+ Cô lập mình với người khác.
 
+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
 
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
 
+ Khi thất hại thường tự ti.
 
– Tự phụ có hại cho:
 
+ Chính cá nhân người tự phụ.
 
+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).
 
– Các dẫn chứng:
 
+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.
 
+ Có lúc mình đã tự phụ.
 
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:
 
Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế  là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém bất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top