I. Nhận xét
Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau ?
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.
LÂM THỊ MỸ DẠ
Thuyền ta chầm chậm vào
Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
HOÀNG TRUNG THÔNG
Gợi ý
– Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
– Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lập lại nhau tạo thành ?
Trả lời:
– Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).
– Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.
– Từ phức lặng im do hai tiếng có nghìn lặng + im) tạo thành.
– Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ (do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành: Từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chim chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa :
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
THÉP MỚI
Trả lời:
2. Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây:
a) Ngay
b) Thăng
c) Thật
Trả lời:
* Từ ghép:
– Ngay thẳng là một đức tính quý.
– Học sinh xếp hàng thẳng tắp.
– Hãy đối xử thật lòng với nhau.
* Từ láy:
– Tính hắn thật thà như đếm.
– Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.
– Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.