Câu 1 (trang 115 sgk Tiếng Việt 5): Tìm dấu câu thích hợp với mỗi ô trống.
Trả lời:
Tùng bảo Vinh:
– Chơi cờ ca-rô đi!
– Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm!
– A! Tớ cho câu xem cái này. Hay lắm?
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa Vinh xem.
– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
– Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
– Ông cậu?
– Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
Theo Hải Hồ
Câu 2 (trang 115 sgk Tiếng Việt 5): Hãy chữa lại những dấu câu bị sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây. Giải thích vì sao em lại chữa như vậy?
Trả lời:
Lười
Nam: – Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.
Hùng: – Thế à? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo?
Nam: – Chà! Cậu tự giặt lấy cơ á? Giỏi thật đấy!
Hùng: – Không. Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp?
Nam: ???
Minh Châu sưu tầm
* Giải thích: Căn cứ vào nội dung biểu hiện trong từng câu văn và căn cứ vào các quy định về dấu câu cho từng loại câu cụ thể (dấu chắm hỏi cho câu hỏi; dấu chấm than cho câu cảm; câu cầu khiến; dấu chấm cho câu kể). Vì vậy, muốn đặt đúng dấu ở cuối mỗi câu văn, em phải hiểu sâu nội dung ý nghĩa câu văn đó nói gì, sắc thái biểu cảm ra sao?
Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu
Sửa
4) Chà! (Đây là câu cảm)
5) Cậu tự giặt lấy cơ à? (Đây là câu hỏi 1)
6) Giỏi thật đấy! (Đây là câu cảm)
7) Không! (Đây là câu cảm)
8) Tớ không có chị đành nhờ…anh tớ giặt giúp. (Đây là câu kể).
Nam!!!: Ba dấu than dược sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên bất ngờ của Nam.
Câu 3 (trang 116 sgk Tiếng Việt 5): Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp.
Trả lời:
a) Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
– Út à? Em mở giúp chị cánh cửa sổ!
b) Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
– Thưa bố, mấy giờ hai bố con mình đi thăm ông bà ạ?
c) Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
– Bạn tuyệt vời lắm!
d) Thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà em ao ước từ lâu.
– Ôi, mẹ! Con thật sự cám ơn mẹ!