Trang chủ » Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9 – HOCMAI – Học Tốt

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9 – HOCMAI – Học Tốt

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9 – HOCMAI – Học Tốt

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và nội dung về Soạn nghĩa tường minh và hàm ý mà bạn đang tìm kiếm do chính biên tập viên Làm Bài Tập biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chủ đề có liên quan khác trên trang web lambaitap.edu.vn của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Bài viết hướng dẫn Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý có nội dung bao gồm đầy đủ phần tóm tắt kiến thức trọng tâm cần nắm, phần trả lời chi tiết các câu hỏi có trong trang 75 Ngữ văn 9. Nào cùng HOCMAI khám phá ngay sau đây!

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. Kiến thức trọng tâm về Nghĩa tường minh và hàm ý

Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý

a) Nghĩa tường minh là gì?

Nghĩa tường minh còn được gọi với tên gọi khác là hiển ngôn. Nó chính là phần dùng để diễn đạt bằng từ ngữ có trong câu.

Nghĩa tường minh rất dễ để nhận ra bởi vì nó được thể hiện ngay qua câu nói, ai cũng có thể hiểu ngay mà không cần phải suy diễn nhiều về nội dung hay ý nghĩa.

b) Hàm ý là gì?

Hàm ý còn gọi với các tên gọi khác là hàm ngôn, hàm ẩn. Nó chính là phần thông báo trong câu nhưng không được biểu thị, diễn đạt qua từ ngữ.

Người nói, người nghe có thể hiểu được hàm ý bằng việc suy diễn từ nghĩa của các từ ngữ cấu thành nên câu.

Tùy vào từng hoàn cảnh, mà hàm ý được sử dụng với các mục đích khác nhau như:

  • Rủ rê, mời mọc;
  • Từ chối;
  • Lời thiếu thiện chí, đề nghị kín đáo.

Cách hiểu khác về nghĩa tường minh và hàm ý

  • Nghĩa tường minh hay còn có tên gọi phổ thông là nghĩa đen. Nó được thể hiện ngay trong câu, thông qua câu chữ mà người nghe, người đọc có thể hiểu ngay.
  • Nghĩa hàm ý là nghĩa bóng theo tên gọi phổ thông. Trái ngược với với nghĩa đen, nghĩa bóng không thể nhìn thấy ngay trong câu chữ mà phải cần người đọc, người nghe suy ngẫm và khám phá ra sự tinh túy ẩn chứa trong từng câu, chữ.

Trong một câu nhất định phải sẽ có nghĩa tường minh. Tuy nhiên nếu câu đó có cả hàm ý thì đó mới chính là ý nghĩa quan trọng mà người viết, người nói muốn truyền tải đến ngược đọc, người nghe.

Ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý là gì?

Dưới đây là 1 ví dụ cụ thể về nghĩa tường minh và hàm ý. Hãy cùng HOCMAI phân tích để hiểu hơn về chúng nhé!

Xem thêm: Top 11 vấn đề khai thác thế mạnh ở tây nguyên

Ví dụ:

|Nhiễu điều phủ lấy giá gương|

|Người trong một nước phải thương nhau cùng|

– Nghĩa tường minh: Nhiễu điều → Tấm vải đỏ. Giá gương → Bàn thờ => Ý nghĩa của cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên trên bàn thờ thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng và thiêng liêng.

– Hàm ý: Chỉ câu nói khuyên nhủ chúng ta – Những công dân của đất nước hãy biết yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất và hãy đoàn kết để cùng với nhau giúp cho quê hương, đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp và văn minh hơn.

Trả lời câu hỏi | Trang 75 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Đọc đoạn trích dưới và trả lời các câu hỏi sau:

soan-bai-nghia-tuong-minh-va-ham-y-1

  1. Qua câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu được anh thanh niên muốn nói tới điều gì? Vì sao anh lại không nói thẳng điều đó luôn với họa sĩ và cô gái?
  2. Câu nói thứ hai của anh thanh niên có mang ẩn ý gì không?

Xem thêm: Top 19 khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì chính xác nhất

Gợi ý:

– Câu nói trên không chỉ muốn thông báo về thời gian mà còn mang ngụ ý bộc lộ sự tiếc nuối khi sắp phải xa họa sĩ và cô gái.

– Anh thanh niên không trực tiếp nói thẳng điều đó luôn với ông hoạ sĩ và cô gái vì anh ngại ngùng không muốn để người khác nhận thấy sự tiếc nuối, tình cảm của mình. Nó có thể là do tế nhị hoặc do cách nói của anh ấy.

  1. Câu nói thứ hai của anh thanh niên không mang ẩn ý gì. Nó là ý nghĩa tường minh.

II. Luyện tập Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1| Trang 75 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc lại đoạn trích dẫn ở phần I và cho biết:

Xem thêm: Top 20 lich su 9 bai 20

a. Câu văn nào cho thấy ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên? Từ ngữ nào có thể giúp em nhận ra điều đó?

b. Trong câu cuối đoạn văn, em hãy tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái. Từ thái độ ấy giúp em đoán ra được điều gì liên quan đến chiếc khăn tay mùi soa?

Xem thêm: Top 19 khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì chính xác nhất

Gợi ý:

a.

– Câu văn cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn nói lời chia tay anh thanh niên: “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”

– Từ ngữ giúp em nhận ra được điều ấy: tặc lưỡi.

b.

– Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái là:

  • mặt đỏ ửng (thái độ ngượng ngùng)
  • nhận lại chiếc khăn (sự miễn cưỡng)
  • vội vã quay đi (che giấu tâm trạng)

– Thái độ ấy giúp em đoán ra được cô kĩ sư đang ngượng ngùng và bối rối. Cô đã để lại chiếc khăn mùi soa một cách kín đáo cho anh thanh niên làm kỷ vật. Tuy nhiên anh lại không hiểu được điều đó.

Câu 2| Trang 75 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Hãy cho biết hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” trong đoạn trích sau:

soan-bai-nghia-tuong-minh-va-ham-y-2

Xem thêm: Top 19 khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì chính xác nhất

Gợi ý:

Hàm ý trong câu nói của bác lái xe: Ông họa sĩ đã có tuổi và rất thích uống nước chè, nhưng do việc khởi hành sớm nên chưa thưởng thức kịp.

Câu 3| Trang 75 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Trong đoạn trích sau, hãy tìm câu chứa hàm ý và giải thích nội dung của hàm ý:

soan-bai-nghia-tuong-minh-va-ham-y-3

Xem thêm: Top 19 khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì chính xác nhất

Gợi ý:

  • Câu có chứa hàm ý: Cơm chín rồi!
  • Nội dung của hàm ý: Bé Thu muốn gọi ông Sáu vào ăn cơm.

Câu 4| Trang 75 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc các đoạn trích sau (được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân), hãy cho biết những câu in đậm trong các đoạn có phải là câu chứa hàm ý hay không? Vì sao?

soan-bai-nghia-tuong-minh-va-ham-y-4

soan-bai-nghia-tuong-minh-va-ham-y-5

Xem thêm: Top 19 khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì chính xác nhất

Gợi ý:

Những câu được in đậm ở 2 đoạn trích a và b không chứa hàm ý:

  • Câu in đậm trong đoạn a là một câu nói lảng (Nói sang một chuyện khác để tránh đề tài đang bàn, còn được gọi là “đánh trống lảng”).
  • Câu in đậm thứ trong đoạn b là một câu nói dở dang.

Vừa rồi là nội dung bài học hướng dẫn Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng rằng bài học này sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh chuẩn cho mình một bài soạn văn thật tốt tại nhà.

Scroll to Top