Trình bày suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo của nhân dân Việt Nam
Đề bài: Anh chị hiểu thế nào là truyền thống "Tôn sư trọng đạo" – một nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trình bày những suy nghĩ của anh chị về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội.
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã có nhiều thay đổi.
Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.
Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như: Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.
Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.
Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.
Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: "Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi". Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.
Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đó, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.
Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc – vừa đáp ứng được yêu của cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dạy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục "Tiên học lễ, hậu học văn", không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.
Dàn ý Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính
Bài làm 1
– Giải thích:
+ Thế nào là những thói xấu của con người?
+ "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính". Ba sự so sánh khác nhau như nào về nghĩa?
+ Ý nghĩa chung của cả câu nói là gì?
– Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:
+ Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.
+ Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì "Thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).
+ Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).
– Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung.
– Khẳng định tính đúng đắ của ý kiến đã nêu ra ở đề bài.
Bài làm 2
+ Mở bài:
– Giới thiệu vai trò của câu nói trên trong cuộc sống ngày nay:
– Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều thói quen, thói hư tật xấu dễ dàng xâm nhập vào cuộc sống, tâm hồn con người. Lúc đầu chúng chỉ là những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại, nhưng lâu dần nó lại trở thành ăn sâu bám rễ, thành thói quen khó bỏ điều khiển hành vi, tâm hồn trí não con người.
– Chính vì vậy, đã có ý kiến cho rằng ” Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.
+ Thân bài:
– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên như thế nào? Những thói quen xấu khi đã trở thành thói hư, tật xấu trở thành tệ nạn chúng có khả năng làm suy đồi đạo đức con người, đưa con người tới như tư tưởng sai lầm lệch lạc về đạo đức, vùi chôn tâm hồn con người vào đêm tối. Nó có thể dẫn con người tới những tội ác ghê sợ, không ai có thể ngờ tới.
– Giải thích ý kiến trên có nghĩa là gì? Những thói quen xấu hàng ngày, diễn ra thường xuyên như một phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người. Ví dụ như: Thói quen nghiệm mạng xã hội Facebook lúc đầu chúng ta chỉ xem nó làm một thứ công cụ giải trí, có cũng được mà không có cũng chẳng quan trọng gì.
– Mở rộng lấy dẫn chứng trong đời sống xã hội học sinh, sinh viên? Nhưng dần dần Facebook đã trở thành một thói quen khó bỏ. Một số bộ phận lớp người đã đam mê Facebook quá mức, thành nghiện, thích cuộc sống trên mạng xã hội hơn cả cuộc sống thực tế ngoài đời thực của mình.
– Nhiều người vì mê Facebook, thích cuộc “sống ảo” nên đã không ngần ngại làm những hành động vô cùng điên rồ như “Nếu tôi được 1000 like tôi sẽ tự thiêu sống bản thân mình” hoặc “Nếu đạt 1000 like thì tôi sẽ đốt trường mình đang học” Và kết quả là rất nhiều bạn đã tự thiêu, hoặc đốt trường mình giống như trên mạng xã hội Facebook đã đăng.
– Những thói hư tật xấu chúng ta dễ mắc phải là gì? Trong cuộc sống có những thói quen nhỏ nhặt luôn diễn ra hàng ngày như việc: Nói tục, chửi bậy. Lúc đầu các bạn nói chỉ theo phong trào, cho vui nhưng lâu dần những câu nói bậy, chửi thề được thốt ra khỏi miệng một cách vô thức không làm chủ được lời nói của mình, gây sự phản cảm cho những người đối diện, cho xung quanh.
– Để tránh trở thành người tốt, chúng ta nên làm gì? Con người ta nếu muốn trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người sống đúng chuẩn mực đạo đức thì trước tiên cần phải tỏ rõ một thái độ vững vàng, tránh xa các thói hư tật xấu, dù là nhỏ hay lớn.
– Cần giữ thái độ như thế nào với những thói hư, tật xấu? Chúng ta cần có thái độ cảnh giác với những thói hư, tật xấu ngay từ hôm nay bởi, chúng có sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt có thể lôi kéo con người ta vô cùng ghê gớm. Do đó, ngay từ ban đầu con người hay coi chúng là xa lạ không nên làm quen, lại gần bắt chuyện với chúng. Không thể để cho chúng có cơ hội thành bạn thân rồi thành chủ nhà khó tính điều khiển hành vi, cuộc đời chúng ta.
+ Kết bài:
– Liên hệ với bản thân rút ra bài học kinh nghiệm cho mình:
– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần tạo cho mình những thói quen tốt, như tôn trọng thầy cô, lễ phép với cha mẹ, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy định của nhà trường về giờ giấc đi học, trang phục, đầu tóc, không gian lận trong thi cử…
– Các bạn hãy tạo cho mình những thói quen tốt ngay từ ngày hôm nay để sau này những thói quen này sẽ trở thành những người bạn thân thiết gắn bó bên các bạn đưa các bạn đến với những điều đúng đắn và thành công trong tương lai.
Dàn ý Nghị luận về xây dựng môi trường xanh sạch đẹp
Bài làm 1
– Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
– Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường).
– Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? …).
– Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
Bài làm 2
1. Mở bài
– Giới thiệu: hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.
2. Thân bài
a. Định nghĩa về môi trường xanh sạch đẹp?
– Môi trường là gì?
-Thế nào là một mái trường xanh, sạch, đẹp?
b. Vì sao chúng ta phải tạo một mái trường xanh, sạch, đẹp?
– Trường là nơi giáo dục …
– Môi trường đang kêu cứu.
– Phê phán những học sinh kém ý thức bảo vệ môi trường học đường …
c. Học sinh chúng ta sẽ làm gì để tạo nên một mái trường xanh, sạch, đẹp?
3. Kết bài
– Đánh giá chung: mái trường xanh, sạch, đẹp.
Dàn ý Nghị luận về Sự hổ thẹn trong bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
Bài làm 1
1. Mở bài
– Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
– Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.
2. Thân bài
– Giải thích ý kiến thứ nhất.
– Giải thích ý kiến thứ hai.
– Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).
3. Kết bài
– Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.
– Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.
Bài làm 2
1. Mở bài
– Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia – dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại.
– Nếu Nguyễn Khuyến “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thì Phạm Ngũ Lão lại “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kì, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng?
2. Thân bài
– Thuật hoàil à một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến.
– Hai câu thơ đầu bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Đối với ý kiến chê bai, cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó.
– Nhưng ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.
+ Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa.
+ Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình còn chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.
+ Nghĩ đến Vũ Hầu là ước mơ muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước, ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử.
+ Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy.
3. Kết bài
– Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dần tộc.