Trang chủ » Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt – Ngữ văn 10

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt – Ngữ văn 10

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

– Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người trong xã hội.

– Các nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe).

+ Nội dung giao tiếp: thông tin, thông điệp, ngôn bản …

+ Mục đích giao tiếp: chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

– Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản:

+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

– Những đặc điểm cơ bản của văn bản:

+ Tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề trọn vẹn.

+ Các câu có sự liên kết chặt chẽ, các ý mạch lạc và có trình tự.

+ Hướng đến mục đích nhất định.

+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

– Phân tích những đặc điểm của văn bản qua văn bản Ba Bể – huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (Ngữ văn 10 tập 2, trang 26).

– Thống nhất một chủ đề: truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

– Sự liên kết câu, ý mạch lạc: Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có …) và liên kết theo mạch kể thời gian.

– Mục đích giao tiếp: giới thiệu huyền thoại về hòn đảo nhằm gây sự tò mò, chú ý và mong muốn khám phá của khách tham quan.

– Về hình thức: văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.

– Sơ đồ phân loại theo phong cách ngôn ngữ:

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Khái quát:

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

– Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt: thuộc họ Nam Á, gắn với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

– Lịch sử phát triển tiếng Việt (4 giai đoạn):

+ Thời kì dựng nước: tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán.

+ Thời kì phong kiến độc lập tự chủ: Song song phát triển chữ Hán và chữ Nôm.

+ Thời kì Pháp thuộc: phát triển theo hướng hiện đại hóa.

+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Hoàn thiện và chuẩn hóa.

b. Một số tác phẩm văn học Việt Nam:

– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…

– Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, thơ Nôm Hồ Xuân Hương,…

– Viết bằng chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ…

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: 

Soạn văn lớp 10. Tuần 33. Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Những ý kiến đúng là: b, d, g, h 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top