Trang chủ » Thuyết minh về con mèo nhà em lớp 8 hay nhẩt

Thuyết minh về con mèo nhà em lớp 8 hay nhẩt

Bài làm 1
 
Hôm nay, đang dọn dẹp lại căn phòng  của mình, tôi tình cờ tìm thấy những tấm ảnh chụp tôi hồi tôi còn là 1 đứa nhóc 5,6t. Chợt trong mớ ảnh lộn xộn, tôi vô tình tìm thấy bức ảnhchụp tôi đang bế 1 chú mèo nhỏ thật xinh xắn.À, phải rồi, đây là chú mèo Kyo mà ba tôi đã mua tặng vào lần sinh nhật thứ 6 của tôi. Ký ức chợt quay về những ngày xa xưa ấy.Hình ảnh về Kyo dần hiện ra trong tâm trí tôi.
Vào ngày sinh nhật năm ấy, đó là một ngày trời trong xanh, nắng dịu dàng, gió thoảng mây bay từng làn nhẹ.Tôi-một con bé 11t với chiếc áo đầm trên người và hai bìm tóc xinh xinh tựa búp bê.Tôi rất háo hức chờ mong đến ngày này. BUổi tiệc diễn ra thật đông vui với bạn bè cùng mọi người thân trong gia đình.Cuối buổi tiệc, ba đã mang đến cho tôi một món quà, đó là một chú mèo mướp thật xinh xắn. Tôi đã đạt tên chú là Kyo. Từ đó, tuổi thơ của tôi trở nên lung linh và đẹp đẽ hơn khi có Kyo bên cạnh.
 
Kyo nhà tôi là động vật thuộc lớp thú, có bốn chân thon nhỏ. luôn thoăn thoắt. Chú có một thân hình nhỏ nhắn với chiếc đuôi dài lúc nào cũng ngoe nguẩy nhìn thật ngộ nghĩnh. Trên mình chú phủ một bộ lông dày, mượt mà như tấm thảm nhung. Mèo nhà có nguồn gốc từ mèo rừng. Tôi nghe ba nói Kyo được chuyển đến từ Châu Phi nên có một bộ lông vàng óng ả. Với thời đại phát triển thì ngày nay, người ta đã lai tạo nhiều giống mới như: mèo lông xù, mèo tam thể,…Chiếc mũi chú màu hồng nhạt lúc nào cũng ươn ướt đi kèm với những chiếc ria mép, đó là trợ thủ đắc lực của chú.. Đặc biệt, tai và mắt chú rất tinh. Mắt Kyo có cấu tạo rất đặc biệt, ban đêm có thể phát sáng để rình chuột. Kyo nhà tôi rất sợ trời lạnh nên nó chỉ ngủ ở những nơi ấm áp như cạnh lò sưởi hay một chiếc gối bông. Vào những ngày nắng, chú hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được chiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin. Mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông nên ta hay tưởng nhầm rằng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân nó có một miếng đệm thịt dày nên khi di chuyển giúp không phát ra tiếng động. Hằng ngày, tôi và mẹ thường cho Kyo ăn cơm với cá và rau. Móng vuốt của chú rất nhọn nên lâu lâu mẹ tôi hay cắt chúng đi để chúng gọn hơn. Kyo rất thích chơi với những vật nhỏ xinh như banh lông hay hình nộm con cá. Đó là cách giải trí của chú. Vào cuối tuần, tôi thường cùng Kyo chơi đùa ngoài vườn thật vui vẻ. Chú giúp tôi quên đi những giờ học tập căng thẳng.
 
Rồi một ngày kia, khi tôi đi học trở về, tôi không thấy Kyo đâu cả. Lúc đó, tôi đã hỏi mọi người nhưng ai cũng chỉ cười nhẹ và bảo tôi lo đi ăn cơm và học bài đi. Tôi không chịu và gặng hỏi mãi thì mới biết rằng sáng nay nó đã bị bệnh và qua đời.Sau khi nghe cái tin khủng khiếp ấy, tôi không thể tin được vào tai mình. Tôi ốm và nghỉ học hai ngày liền. Dần dần, tôi bình phục và đi học lại, nhưng nỗi đau mất Kyo vẫn chưa nguôi trong lòng tôi.
 
Một ngày chủ nhật đẹp trời, tôi lững thững đi dạo ngoài vườn. Nhìn chiếc xích đu nhỏ nhắn đung đưa qua lại, ký ức về tôi và kyo cùng nhau chơi đùa bên nhau ngày nào lại hiện về trong tâm trí. Chợt một vài chiếc lá rơi xào xạc, gió thoảng nhẹ làm bay bay mái tóc tôi. Lòng thầm nghĩ: “Có lẽ đã đến lúc phải quên rồi. Tạm biệt nhé, nguồi bạn của tôi”.
 
Bài làm 2
 
Hè năm ngoái, bà nội ra nhà em chơi. Từ lúc mới lớn lên chưa bao giờ em được sống cùng bà lâu như vậy. Một tháng bên bà, tuổi thơ của em mở rộng và phong phú hơn rất nhiều lần. Những câu hát dân gian, những câu chuyện cổ tích, những trò chơi dân gian và cả quãng đời gian nan vất vả của bà, tất cả, tất cả đều cho em không biết bao nhiêu bài học quý. Nhưng cho đến tận bây giờ, có lẽ niềm vui lớn nhất mà bà mang đến cho em chính là con mèo Mướp.
 
Em còn nhớ cái ngày bà mới mang ở quê ra, chú Mướp làm cho em say sưa lắm. Chiếc làn nhỏ của bà vừa đặt xuống, Mướp ta đã nhỏm cái đầu bé tí lên, đôi mắt chú trong veo ngơ ngác. Chú Mướp màu tro, nhỏ và rất hiền, cứ nem nép vào xó cửa trong hai ngày đầu tiên. Thế nhưng đến ngày thứ ba, Mướp ta dường đã quen dần. Buổi sáng khi em vừa tỉnh giấc, em đã thấy chú đang vờn quả bóng ngoài sân. Em nhìn chú thích thú đuổi theo quả bóng mà quên cả bữa ăn sáng. Khi nghe bà nhắc em mới giật mình, lúc ấy Mướp cũng ngừng chơi, nằm ra sân phơi nắng.
 
Em với Mướp quen và thân với nhau nhanh lắm. Nhà em ai cũng quý chú kể cả bé Hà, đứa em mới lên hai tuổi. Chả là Mướp rất ngoan lại không ăn vụng bao giờ. Nhưng có lẽ em thực sự yêu quý và thích chú Mướp ta kể từ hôm ấy.
 
Buổi sáng hôm đó là một buổi thu mát mẻ. Em ngủ dậy khi cả nhà đã đi làm còn bé Hà thì đi nhà trẻ. Rời phòng ngủ, bước xuống cầu thang đôi mắt em vẫn cay xè. Nhưng vừa lững thững bước xuống được phân nửa cầu thang thì em chợt thấy Mưóp ta đang rón rén đi về cửa bếp. Phía bên trên bàn ăn là cả bữa sáng của em, mẹ vội đi làm quên không kịp đậy. “Thôi chết! Chắc chú mèo này lại sinh trò ăn vụng đây mà!”, em chọt nghĩ. Nhưng không, Mướp ta chỉ rón rén đi đến gần phía cửa rồi dừng lại khép mình vào góc kín của chiếc chậu hoa bố em mới mua về chưa kịp trồng cây cảnh. Thấy sự lạ, em bắt đầu cảm thấy tò mò bèn ngồi thụp xuống để tiếp tục dõi xem.
 
Mấy phút sau, chẳng biết từ đâu đàn chuột bốn con lúc nhúc kéo vào. Dẫn đầu hình như là con chuột đầu đàn vì trông nó đen và to hơn cả. Chúng đi thẳng vào trong bếp và ung dung ngồi chễm chệ trên bàn ăn trong vòng chưa đầy hai phút. Hỡi ôi! Thế là toi cả bữa sáng của em rồi. Nhưng hãy xem! Lũ chuột đang say sưa thì chú Mướp nhẹ bỗng men theo tường bếp lọt vào. Lũ chuột vẫn không hề biết. Mướp ta tiến thêm vài bước nữa và khi đã đến tầm, chú lấy hết đà phóng mình một cái lên giữa bàn ăn. Chỉ với hai động tác cơ bản, con chuột bé đã bị cắn chết tươi, còn con chuột đầu đàn bị một vuốt văng ngay xuống đất. Lũ chuột bị tấn công bất ngờ bỏ chạy tán loạn để thoát thân. Nhưng Mướp ta nhanh chóng phi ngay xuống đất. Con chuột lớn bị trúng một quả vừa rồi dường như vẫn còn đang bị choáng nên chạy mà đầu thì cứ đâm sầm vào mấy bức tường. Mướp ta đuổi kịp nhưng không cắn, chú vờn cho con chuột kia đến mềm nhũn mà tự chết. Thế là hôm ấy Mướp ta được một bữa no nê còn em đành phải thay bữa sáng ngon lành bằng một gói mì tôm.
 
Trưa hôm ấy, Mướp ta chẳng kêu váng đòi ăn như mọi ngày mà cứ nằm lim dim phơi nắng ngoài sân. Mẹ em thấy lạ lắm, chẳng hiểu vì sao. Cả nhà chỉ có mình em hiểu chuyện. Kể từ ngày ấy lũ chuột nhà em tự nhiên mất hẳn còn em thì thấy gắn bó với chú Mướp vô cùng. Chú nhỏ nhưng đúng là dũng cảm và tài năng thật!
 
Bài làm 3
 
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.
 
Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.
 
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro… Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,…
 
Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng… Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.
 
Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.
 
Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.
 
Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.
 
Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.
 
Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh… về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.
 
Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá… Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.
 
Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.
 
Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
 
Bài làm 4
 
Cuộc sống thật tẻ nhạt biết bao nếu bên cạnh ta không có những người bạn nhỏ dễ thương. Đó có thể là một chú chó, một chú thỏ hay một chú mèo xinh xắn. Bạn yêu chúng nhưng liệu bạn đã hiểu biết gì về chúng chưa? Tôi rất yêu chú mèo Mi Mi của nhà tôi, tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về mèo.
 
Mèo là động vật bôn chân thuộc lớp thú, trên mình nó có khoác một bộ lông dày, mượt mà, bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo tam thể)… Chú mèo ấy có thể mập mạp béo tròn hay gầy gò. Dù có khác nhau về đặc điểm, hình dáng bên ngoài nhưng mèo có những nét chung về tập tính, thói quen. Mèo có bộ ria mép dài, trắng như cước, đây là một trợ thủ đắc lực giúp mèo ta bắt chuột. Ban đêm, khi mọi vật đều ngủ yên, không khí tĩnh lặng bởi màn đêm bao phủ thì cũng là lúc mèo trở dậy làm nhiệm vụ của mình. Nó sục sạo khắp mọi nơi trong nhà tìm và đuổi bắt chuột. Nhiều con chuột tinh ranh chui tọt vào hang nhưng đừng tưởng mèo sẽ chịu thua nhé. Nó cũng rúc đầu chui vào nếu ria mép không chạm vào cửa hang nghĩa là cửa hang rộng, hang lớn, mèo có thể tiếp tục làm công việc của mình. Còn nếu ria mép chạm vào cửa hang nghĩa là hang hẹp, mèo khó chạy hay khó ra được. Lúc này thì đành phải kiên nhẫn ngồi rình ở cửa hang vậy. Thì ra, chiều dài bộ râu đúng bằng chiều rộng thân mèo, râu mèo đúng là hai nhánh “compa” sống. Như vậy, ta có thể biết được một chú mèo gầy hay béo dựa vào râu của nó. Râu dài, to nghĩa là mèo mập, còn thì là ngược lại. Ngoài bộ râu nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng trong việc săn mồi. Đặc biệt là đôi tay giúp nó nghe được mọi cử động của chuột. Thính giác của mèo rất nhạy cảm, nhờ thính giác nó có thể biết được sự thay đổi xung quanh. Vì vậy mèo rất quý tai, khi ngủ nó thường cài tai vào chân trước vừa để bảo vệ tai, vừa để nghe thấy mọi âm thanh xung quanh. Đó là lí do khi mèo ngủ, dù có tiếng động nhẹ nhàng, nó vẫn nhanh chóng phát hiện ra ngay. Thính giác của mèo thật đáng nể. Nếu chịu khó quan sát, ta sẽ thấy con ngươi mắt mèo thật kì diệu, nó thay đổi ba lần trong một ngày.
 
Con ngươi mắt mèo có tính đàn hồi cao, thay đổi theo mức độ ánh sáng. Ban ngày, ánh sáng mạnh, con ngươi mèo có thể thu nhỏ như sợi chỉ. Ban đêm ánh sáng yếu, mắt mèo mở to như trăng rằm. Còn sáng sớm hay nhá nhem tối, mắt mèo có hình hạt táo. Do đó, nó có thể nhìn thấy rõ mọi vật. Mèo có nhiều tập tính, chúng thích ngủ ở những nơi ấm áp. Mùa đông mèo thường nhảy lên giường, chui vào chăn ngủ ngon lành. Chúng thích ngủ với người, chúng thích được vuốt ve bộ lông nhất là ở cổ, ở bụng, kẽ tai. Mèo ngủ thường cuộn tròn người lại cho ấm, thích nhảy lên lòng người. Mùa hè, mèo thích ngủ trên mái bếp, trên nóc nhà, những chỗ nào có nắng để sưởi ấm. Trong khi an nhàn sưởi nắng, đôi khi mèo lại nhổm dậy liếm đi liếm lại bộ lông vốn đã mượt mà của nó. Không phải mèo đang tự tắm rửa cho mình đâu, chúng đang ăn một chất dinh dưỡng đấy. Ớ lông mèo có một chất khi được chiếu nắng sẽ chuyển hóa thành vi- ta-min D. Mèo liếm lông chính là đang ăn loại vi-ta-min này, đó là thức ăn rất bổ dưỡng quan trọng với mèo. Nếu thiếu loại vi-ta-min này mèo sẽ ủ rũ như người ốm. Lông mèo thật đặc biệt, nó giúp mèo thật nhiều. Tuy nhiên, có những trường hợp mèo liếm lông cho sạch nhưng rất hăn hữu. Sinh hoạt hằng ngày của mèo trái ngược với con người. Ban ngày người đi làm, còn mèo thì đi chơi và ngủ. Ban đêm khi con người nghĩ ngơi là lúc mèo hoạt động bắt chuột, lúc này mèo di chuyển rất nhẹ nhàng, dù nhảy từ trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động gì. Đó là nhờ đệm thịt dày mềm dưới đế chân, móng vuốt có thể đàn hồi – lúc bắt chuột hay tự vệ thì duỗi ra, lúc nghỉ ngơi thì co vào. Nhờ đó mà mèo di chuyển rất nhẹ nhàng. Có cấu tạo đặc biệt về bàn chân, cộng thêm cơ quan phản xạ giữ thăng bằng tốt và nhờ cái đuôi dài mèo có thể nhảy từ trên cao xuống mà không bị ngã hay bị xây xát gì. Mèo có những cấu tạo, những cơ quan tự vệ thật tuyệt vời, giúp nó bảo vệ sự sống. Còn về sinh sản, mèo đẻ con, nuôi con bằng sữa từ vú. Mèo nuôi con rất tài, nó rất chăm con, dọn sạch chất thải của con, mèo còn bắt chuột về dạy con. Mèo đúng là người mẹ mẫu mực. Thời gian nuôi con, mèo mệt mỏi và gầy đi rất nhanh. Nó luôn tìm chỗ kín đáo giấu con, khi bị người phát hiện nó lập tức tha con đi ngay vì có lẽ sợ người ta bắt mất con nó, mèo muôn đảm bảo an toàn cho con. Không những vậy, mèo còn rất trung thành và có ích với con người, nó tìm bắt chuột, không cho chuột phá hoại. Nó là những “dũng sĩ diệt chuột tài ba”. Những lúc gần người, mèo thường biểu lộ tình cảm bằng cách dụi đầu vào chân người, âu yếm nhìn chủ của nó. Khi được chủ vuốt ve, hoặc nựng, nó tỏ ra rất sung sướng.
 
Mi Mi luôn có một vị trí quan trọng trong lòng tôi. Nó là người bạn tinh thần chia sẻ buồn vui với tôi. Mi Mi đã chiếm được tình cảm của tất cả mọi người trong gia đình tôi. Nó là người bạn chỉ biết nói chuyện bằng mắt chứ không phải bằng lời. Nó là chú mèo tuyệt vời.
 
Bài làm 5
 
Từng ngày trôi, cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu bên cạnh chúng ta không có những người bạn nhỏ. Em rất thích mèo và luôn tìm hiểu về chúng. Mèo là vật nuôi quen thuộc trong các gia đình từ xưa đến nay.
 
Mèo là động vật thuộc lớp thú, có bốn chân. Trên mình phủ một bộ lông dày, mượt mà. Mèo nhà có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo được nuôi đầu tiên ở châu Phi, sau được nuôi ở các nước châu Âu và các nước nước khác. Thời đại phát triển ngày nay thì người ta đã lai tạo nhiều giống mèo mới như: mèo tam thể. mèo lông xù, mèo mướp, mèo mun, … Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là trợ thủ đắc lực của mèo. Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban ngày mắt mèo co lại, bạn đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối.
 
Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm. Mèo sợ lạnh, chúng thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Vào mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được hiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động. thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau.
 
Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ mồi thì móng duỗi ra.
 
Mèo đẻ con và nuôi con bằng sữa. Mèo đẻ mỗi lứa từ 2 – 6 con. Mèo con một tháng tuổi được mẹ dạy cách bắt chuột, vồ mồi. Mèo giúp diệt trừ các động vật có hại, mèo còn biết bắt gián. Hiện nay, số lượng mèo ngày càng ít vì có chi chít những quán Tiểu Hổ mọc lên. Vậy nên chúng ta phải bảo vệ mèo.
 
Những chú mèo đáng yêu giúp cho con người rất nhiều việc. Từ việc bắt chuột trừ hại cho mùa màng, đến việc bắt gián cho tủ quần áo chũng ta thơm tho. Em rất yêu quý mèo và luôn bảo vệ chúng..

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top