Trang chủ » Thuyết minh về con lợn lớp 8 hay nhất

Thuyết minh về con lợn lớp 8 hay nhất

Bài làm 1
 
Lợn là loài vật nuôi xuất hiện từ xa xưa trong đời sống của người dân nước ta. Sự tích bánh chưng bánh giầy kể rằng hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh để làm ra bánh chưng dâng lên vua cha là Hùng Vương thứ mười sáu và cúng trời Đất cùng các bậc Tiên Vương. Tranh lợn Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc cũng góp phần thể hiện nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của người Việt cổ.
 
Ở Việt Nam có rất nhiều giống lợn. Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nuôi giống lợn ỉ, toàn thân màu đen, hoặc có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn, lưng võng, bụng sệ, chân nhỏ và thấp. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa, lợn nái có thể đẻ tới hàng chục con.
 
Lợn ỉ rất dễ nuôi. Chúng thường ăn bèo cái, khoai nước xắt nhỏ nấu chung với tấm cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ rất ngon, da mỏng, thịt nạc mềm và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Các gia đình ở nông thôn mỗi năm nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm con, vừa có phân bón ruộng, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.
 
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc hay nuôi lợn Móng Cái, thân nhỏ, mõm dài, lông cứng và nặng chỉ độ dăm chục kí. Lợn Móng Cái có thể nuôi theo kiểu thả rông, không cần chuồng trại và chúng ăn được nhiều loại thức ăn dễ kiếm, do đó thích hợp với kiểu chăn nuôi gia đình tự cung tự cấp.
 
Trong vài chục năm gần đây, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh. Nhiều giống lợn ngoại được nhập và nuôi theo phương thức công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh. Lợn Y-oóc- sai màu da trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, tai dựng, thân dài, bụng thon và bốn chân cao, vững chãi. Sau từ năm đến sáu tháng nuôi theo đúng quy cách, (cám hợp chất, tiêm phòng dịch, chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học…) trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc.
 
Lợn là con vật nuôi quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Trong bữa tiệc ngày giỗ, ngày Tết, các món ăn phần lớn cũng được chế biến từ thịt lợn. Đối với người nông dân thì sau con trâu là đầu cơ nghiệp phải kể đến con lợn loài vật nuôi mang lại lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế và cũng là loài vật gắn bó với cuộc sống ở nông thôn.
 
Bài làm 2
 
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu con vật có ích nào là trâu, chó, gà, bò…thế nhưng chúng ta cũng không thể nào không nhắc đến con lợn. Có thể nói lợn là một con vật rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là một con vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người mà nó còn có nhiều vai trò khác nữa.
 
Trước hết là về đặc điểm ngoại hình cua nó thì lợn thường có da màu khoang trắng đen hoặc màu trắng. Lợn khi còn bé thì có màu hồng nhạt rất dễ thương và đáng yêu. Bụng của chúng rất là to cái đuôi thì soắn vào, bốn cái chân ngắn, móng to. Lông thường rất thưa và dài có màu trắng. Đôi mắt của nó thì rất tròn to đen lắm. Cái miệng mà người ta hay gọi là mõm thì dài khi ăn thức ăn thì nó sục mõm cho nước rơi vào cả mũi nhưng vẫn ăn được.
 
Về thức ăn thì lợn là một con vật ăn tạp và thức ăn chủ yêu của nó là cái loại rau xanh và cám, gạo, cám ngô. Người thường cho nó ăn vào một cái máng dài.
 
Về phân loại thì lợn được chia ra làm hai loại lợn cơ bản đó là lợn sề và lợn cỏ. Lơn sề có màu khoang trắng đen kích cỡ to hơn và thịt thường dai hơn thịt lợn bình thường không tạo nên sự hấp dẫn cho con người. Chính vì thế mà trên thị trường thịt lợn sề bào giờ cũng dẻ hơn thịt lợn bình thường. Những con lợn khác thì có màu trắng bình thường.
 
Về sinh sản thì mỗi một lứa lợn sẽ đẻ ra gần mười con lợn con. Khi mới đẻ những con lợn ấy phải được tiến hành bẻ răng nanh không thì sẽ cắn mẹ nó khi bú. Lợn con sinh ra màu hồng hào trông rất đẹp và sạch sẽ.
 
Không chỉ thế lợn là một con vật có ích bởi vì nó có công dụng rất lớn trong đời sống của chúng ta.
 
Thứ nhất là trong kinh tế và đời sống thực phẩm hàng ngày. Ngày nay chúng ta đi ra chợ món thịt lợn là món mà mọi người thường hay mua nhiều nhất. Chính bởi thịt lợn rất ngon và dễ ăn số lượng lại nhiều nên giá cả phải chăng khiến cho nhà ai cũng có thể ăn chứ không như thịt bò đắt. Vậy nên những người nhà không có điều kiện cũng có thể mua về ăn trong bữa cơm hàng ngày. Còn những người bán háng thì lại có thu nhập đều đều.
 
Trong đời sống thì chúng ta có thể thấy được đó là thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ngon đẹp mắt như: thịt kho tàu, thịt rang, thịt xào xả ớt, thịt băm…Nói tóm lại lợn cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người.
 
Vai trò thứ hai đó là lợn trở thành nhiều biểu tượng cho con người và còn trở thành cả biểu tượng nghệ thuật. Lợn vô cùng may mắn khi lọt vào top mười hai con giáp để chỉ cho số phận con người. Những người sinh năm lợn được người ta phán rằng có một cuộc sống sung sướng bởi dựa theo đặc tính của con vật này thì cả ngày chỉ có ăn với nằm mà thôi. Đói thì lại kêu no thì lại ngủ. Vì thế những người sinh năm hợi đều mang số phận sướng. Không những thế mà hẳn những con người Việt nam chúng ta không quên được hình ảnh của những bức tranh Đông Hồ với đàn lợn dưới hình một cây khoai nước. Đó là nghệ thuật của nước ta mà cụ thể là ở Bắc Ninh.
 
Như vậy có thể thấy được vai trò và những đặc điểm cơ bản của con lợn trong cuộc sống của con người chúng ta. Có lẽ chính vì những vai tro to lớn từ vật chất cho đến tinh thần ấy đã khiến cho lợn trở thành một con vật có ích.
 
Bài làm 3
 
Lợn là loài vật nuôi xuất hiện từ xa xưa trong đời sống của người dân nước ta. Sự tích bánh chưng bánh giầy kể rằng hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh để làm ra bánh chưng dâng lên vua cha là Hùng Vương thứ mười sáu và cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương. Tranh lợn Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc cũng góp phần thể hiện nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của người Việt cổ.
 
Ở Việt Nam có rất nhiều giống lợn. Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nuôi giống lợn ỉ, toàn thân màu đen, hoặc có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn, lưng võng, bụng sệ, chân nhỏ và thấp. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa, lợn nái có thể đẻ tới hàng chục con.
 
Lợn ỉ rất dễ nuôi. Chúng thường ăn bèo cái, khoai nước xắt nhỏ nấu chung với tấm cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ rất ngon, da mỏng, thịt nạc mềm và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Các gia đình ở nông thôn mỗi năm nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm con, vừa có phân bón ruộng, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.
 
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc hay nuôi lợn Móng Cái, thân nhỏ, mõm dài, lông cứng và nặng chỉ độ dăm chục kí. Lợn Móng Cái có thể nuôi theo kiểu thả rông, không cần chuồng trại và chúng ăn được nhiều loại thức ăn dễ kiếm, do đó thích hợp với kiểu chăn nuôi gia đình tự cung tự cấp.
 
Trong vài chục năm gần đây, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh. Nhiều giống lợn ngoại được nhập và nuôi theo phương thức công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh. Lợn Y-oóc- sai màu da trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, tai dựng, thân dài, bụng thon và bốn chân cao, vững chãi. Sau từ năm đến sáu tháng nuôi theo đúng quy cách, (cám hợp chất, tiêm phòng dịch, chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học…) trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc.
 
Lợn là con vật nuôi quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Trong bữa tiệc ngày giỗ, ngày Tết, các món ăn phần lớn cũng được chế biến từ thịt lợn. Đối với người nông dân thì sau con trâu là đầu cơ nghiệp phải kể đến con lợn loài vật nuôi mang lại lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế và cũng là loài vật gắn bó với cuộc sống ở nông thôn.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top