Trang chủ » Trả lời câu hỏi: Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Trả lời câu hỏi: Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Câu 1: Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

Trả lời:

– Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
– Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Câu 2: Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Cải cách hành chính thời Minh Mệnh (1831-1836) kéo dài hơn ở vùng đồng bằng, giúp ta hình dung được sự thay đổi của bộ máy hành chính địa phương từ trấn đổi thành tỉnh. Hệ thống cơ quan hành chính từ tỉnh- phủ- huyện- tổng- xã được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có. Các quan chức trong hệ thống quản lý hành chính chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, vai trò cá nhân quan chức được đặc biệt đề cao; do đó đã phát huy tối đa năng lực cá nhân. Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ; trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua. Vì thế đã hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại. Việc thưởng phạt nghiêm minh đã khích lệ những người làm quan tận trung với nước với dân…

Câu 3: Em hãy nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX

Trả lời:

Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái…

Câu 4: Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam ?

Trả lời:

Trong thời kỳ nhà Mạc, thợ thủ công ngày càng nhiều. Một số là nông dân tham gia làm nghề thủ công, số khác là thợ chuyên nghiệp được tổ chức theo nghề nghiệp. Trong số họ, nhiều người trở thành thợ chuyên nghiệp hoạt động tự do, hoặc được tuyển dụng vào phục vụ cho cung đình và các cấp chính quyền. Về thợ khắc đá thời kì này, bao gồm thợ chuyên nghiệp của nhà nước, thợ chuyên nghiệp trong các phường thợ dân gian và thợ nghiệp dư ở địa phương. Trong đó thợ nhà nước và thợ chuyên nghiệp đảm nhận các công trình của nhà nước như khắc bia Tiến sĩ ở Quốc tử giám.

Câu 5: Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn

Trả lời:

Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top