Câu 1: Theo dõi số bạn nghỉ học ở từng buổi trong một tháng, bạn lớp trưởng ghi lại như sau:
0 | 0 | 1 | 1 | 2 | 0 | 3 | 1 | 0 | 4 | 1 | 1 | 1 |
2 | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1 | 0 | 6 | 0 | 0 |
- Có bao nhiêu buổi học trong tháng đó?
- Dấu hiệu ở đây là gì?
- Lập bảng “tần số”, nhận xét
Lời giải:
- Trong bảng số liệu ban đầu có 26 giá trị. Trong tháng đó có 26 buổi học
- Dấu hiệu ở đây là: Số học sinh nghỉ học trong từng buổi
- Bảng tần số:
Giá trị (x) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | |
Tần số (n) | 10 | 9 | 4 | 1 | 1 | 1 | N = 26 |
Nhận xét: Học sinh đi học đầy đủ.
Câu 2: Số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh ở lớp 7B được thầy giáo ghi lại dưới đây:
3 | 4 | 4 | 5 | 3 | 1 | 3 | 4 | 7 | 10 |
2 | 3 | 4 | 4 | 5 | 4 | 6 | 2 | 4 | 4 |
5 | 5 | 3 | 6 | 4 | 2 | 2 | 6 | 6 | 4 |
9 | 5 | 6 | 6 | 4 | 4 | 3 | 6 | 5 | 6 |
a, Dấu hiệu ở đây là gì?
b. Có bao nhiêu bạn làm bài?
c, Lập bảng “tần số” (ngang và dọc), nhận xét
Lời giải:
a, Dấu hiệu ở đây là: Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn
b, Trong bài số liệu ban đầu có 40 giá trị. Vậy có 40 bạn làm bài
c, Bảng tần sô:
Giá trị (x) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 9 | 10 | |
Tần số (n) | 1 | 4 | 6 | 12 | 6 | 7 | 1 | 1 | 1 | N = 40 |
Nhận xét:
– Tất cả học sinh đều mắc lỗi
– Học sinh có lỗi nhiều nhất là 4 lỗi
– Học sinh chủ yếu từ 3 đến 6 lỗi
Câu 3: Cho bảng “tần số”:
Giá trị (x) | 110 | 115 | 120 | 125 | 130 | |
Tần số (n) | 4 | 7 | 9 | 8 | 2 | N = 30 |
Hãy từ bảng này viết lại một bảng số liệu ban đầu.
Lời giải:
110 | 120 | 125 | 110 | 115 | 120 |
115 | 110 | 120 | 115 | 120 | 125 |
125 | 115 | 120 | 120 | 120 | 115 |
130 | 115 | 115 | 125 | 130 | 120 |