Chỉ từ là gì?
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ in đậm nọ, ấy, kia, nọ lần lượt bổ sung nghĩa cho các danh từ đứng trước nó: Ông vua, viên quan, làng, nhà.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ in đậm có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, phân biệt sự vật ấy với các sự vật khác.
Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nghĩa của các từ ấy, nọ trong câu “Hồi ấy, ở … một đêm nọ…” để định vị về thời gian, ở trước thời điểm nói. Giống với những từ in đậm ở các câu trước ở chỗ đều là chỉ từ, khác về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.
Hoạt động của chỉ từ trong câu
Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong các câu dẫn ở phần I, chỉ từ để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Các chỉ từ trong câu:
a. Đó là một điều chắc chắn → chủ ngữ, thay thế cho nội dung đã đề cập phần trước.
b. Từ đấy,… → làm trạng ngữ trong câu.
Luyện tập
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu | Chỉ từ | Ý nghĩa | Chức vụ |
a. | ấy | định vị sự vật trong không gian | làm phụ ngữ |
b. | đấy, đây | làm chủ ngữ | |
c. | nay | định vị sự vật trong thời gian | làm trạng ngữ |
d. | đó | làm trạng ngữ |
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. → đó, đây
b. → ấy, đó
Thay như vậy tránh lặp từ nhưng cũng dựa vào quan hệ về nội dung giữa câu chứa từ in đậm với câu trước.
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các chỉ từ ấy, nay, không thể thay thế các chỉ từ trong đoạn văn này. Vai trò quan trọng của chỉ từ là định vị chính xác sự vật trong không gian và thời gian, nhất là khi các địa điểm, thời điểm không thể gọi ra bằng tên cụ thể được.