Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?

Trả lời câu hỏi bài Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?

Câu 1: Gọi Oz là tia nằm giữa hai tia Ox, Oy.

Biết ∠(xOy) = ao, ∠(zOx) = bo. Tính (yOz)

Lời giải:

Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy nên:

∠(xOy) = ∠(yOz) + ∠(xOz) ⇒ ∠(yOz) = ∠(xOy) – ∠(xOz) = ao – bo

Câu 2: Cho biết ∠(LPM) = 90o. Vẽ tia PU để ∠(LPM) = ∠(LPU) + ∠(UPM)

Lời giải:

Lấy điểm U nằm trong góc LPM, Vẽ tia PU. Vì tia PU nằm giữa hai tia PL và PM nên: ∠(LPM) = ∠(LPU) + ∠(UPM)

Như hình vẽ bên:

 Bài tập toán 6

Câu 3: Ở hình dưới, hai tia OI , OK đối nhau. Tia OI cắt đoạn thẳng AB tại I. Biết ∠(KOA) = 120o, ∠(BOI) = 45o

Tính ∠(KOB), ∠(AOI), ∠(BOA)

Bài tập toán 6

Lời giải:

Vì ∠(KOB) và ∠(BOI) kề bù nên ∠(KOB) + ∠(BOI) = 180o

Suy ra: ∠(KOB) = 180o – ∠(BOI) = 180o – 45o = 135o

Vì ∠(KOA) và ∠(AOI) kề bù nên ∠(KOA) + ∠(AOI) = 180o

Suy ra: ∠(AOI) = 180 – ∠(KOA) = 180o – 120o = 60o

Vì tia OI nằm giữa hai tia OA và OB nề:

∠(AOI) + ∠(BOI) = ∠(AOB)

Suy ra : ∠(AOB) = 60o + 45= 105o

Câu 4: Xem hình dưới, làm thế nào để chỉ đo hai góc mà biết được số đo của cả ba góc xOy, xOz, yOz

 Bài tập toán 6

Lời giải:

Trong hình vẽ, tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:

∠(xOz) = ∠(xOy) + ∠(yOz)

Do vậy, ta chỉ cần đo hai góc (xOy) và (yOz) rồi suy ra góc (xOz) hoặc đo hai góc (xOy) và (xOz) rồi suy ra góc (yOz)

Câu 5: Xem hình dưới. Hỏi ∠(tOv) có phải là góc vuông hay không? Vì sao?

 Bài tập toán 6

Lời giải:

Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ou và Ov nên:

∠(uOt) = ∠(tOv) + ∠(uOv)

Suy ra: ∠(tOv) = ∠(uOv) – ∠(uOt) = 129o – 39o = 90o

Vậy ∠(tOv) là góc vuông

Câu 6: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Biết ∠(xOy) = 40o. Hỏi góc xOz là nhọn, vuông, tù hay bẹt nếu số đo của góc yOz lần lượt bằng 30o, 50o, 70o, 140o

Lời giải:

Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:

∠(xOz) = ∠(xOy) + ∠(yOz)

Ta có: ∠(xOy) = 40o, nếu số đo của ∠(yOz) lần lượt bằng 30o, 50o, 70o, 140o

Thì:

∠(yOz) = 30o; ∠(xOz) = 40+ 30= 70o; ∠(xOz) là góc nhọn

∠(yOz) = 50o; ∠(xOz) = 40o + 50o = 90o; ∠(xOz) là góc vuông

∠(yOz) = 70o; ∠(xOz) = 40+ 70= 110o; ∠(xOz) là góc tù

∠(yOz) = 140o; ∠(xOz) = 40o + 140o = 180o; ∠(xOz) là góc bẹt

Câu 7: Trên đường thẳng d từ trái sang phải ta lấy các điểm A, D, C, B và lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng d.

Biết: ∠(AOD) = 30o , ∠(DOC) = 40o; ∠(AOB) = 90o. Tính ∠(AOC), ∠(COB), ∠(DOB)

 Bài tập toán 6

Lời giải:

Vì D nằm giữa A và C nên tia OD nằm giữa hai tia OA và OC.

Suy ra: ∠(AOC) = ∠(AOD) + ∠(DOC) = 30o + 40= 70o

Vì C nằm giữa A và B nên tia OB nằm giữa hai tia OA và OB.

Suy ra: ∠(AOB) = ∠(AOC) + ∠(COB)

⇒∠(COB) = ∠(AOB) – ∠(AOC) = 90– 70o = 20o

Vì D nằm giữa A và B nên tia OD nằm giữa hai tia OA và OB.

Suy ra: ∠(AOB) = ∠(AOD) + ∠(DOB)

⇒∠(DOB) = ∠(AOB) – ∠(AOD) = 90o – 30o = 60o

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top