Bố cục:
– Đoạn 1 (Từ đầu … lòng yêu Tổ quốc): Đúc rút chân lí về lòng yêu nước – yêu từ những vật tầm thường nhất.
– Đoạn 2 (còn lại): Sức mạnh lòng yêu nước.
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đại ý bài văn:
Thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc, nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất … ”
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc:
a. Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường … có hơi rượu mạnh.
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b. Trình tự lập luận trong đoạn (tổng – phân – hợp):
– Mở đầu: Nêu nhận định giản dị, dễ hiểu.
– Minh họa, chứng minh cho câu mở đầu bằng những dẫn chứng cụ thể (đặt “lòng yêu nước” trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc).
– Kết đoạn bằng một câu khái quát nội dung lại câu mở đoạn.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Người dân Xô viết mỗi vùng nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
Người dân vùng | Vẻ đẹp tiêu biểu mà họ nhớ đến |
vùng Bắc | Cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng. |
U-crai-na | Bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh. |
Xứ Gru-di-a | Khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt. |
Ở thành Lê-nin-grat | Dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường. |
Mát-xcơ-va | Phố cũ, phố mới, điệm Krem-li, tháo cổ,… |
Nhận xét: Chọn lọc được những vẻ đẹp riêng biệt, tiêu biểu từng vùng.
Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu văn thâu tóm chân lí: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.