Câu 1: a.Viết toạ độ các điểm M, N, P, Q trong hình dưới
b. Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N; P và Q
Lời giải:
a. Ta có:
M(2;3), N(3;2), P(0;-3), Q(-3;0)
b. Hoành độ của điểm M là tung độ của điểm N, tung độ của điểm N là hoành độ của điểm M
Hoành độ của điểm P là tung độ của điểm Q, tung độ của điểm Q là hoành độ của điểm P
Câu 2: Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu các điểm:
A(2;-1,5); B (-3;3/2) C(2,5;0)
Lời giải:
Câu 3: Xem hình dưới hãy cho biết:
- Tung độ của các điểm A, B
- Hoành độ của các điểm C, D
- Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung
Lời giải:
a. Tung độ của điểm A, B bằng 0
b. Hoành độ của điểm C, D bằng 0
c.Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành bằng 0 và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung bằng 0
Câu 4: Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ và của tam giác ABC trong hình dưới
Lời giải:
Toạ độ đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là:
M(2;3); N(5;3); P(5;1); Q(2;1)
Toạ độ các đỉnh tam giác ABC là:
A(-3;3); B(-1;2); C(-5;0)
Câu 5: Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm
G(-2;-0,5); H(-1;-0,5); I(-1;-1,5); K(-2;-1,5)
Lời giải:
Hình vẽ:
Tứ giác GHIK là hình vuông
Câu 6: Cân nặng và tuổi của 4 bạn được biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ (hình dưới) (mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 năm, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 2,5kg). Hỏi:
- Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu cân?
- Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
- Giữa Hương và Liên ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?
Lời giải:
- Bạn Hùng nặng nhất và nặng 40kg
- Bạn Dũng ít tuổi nhất và có 14 tuổi
- Bạn Liên nặng hơn bạn Hương nhưng nhỏ hơn bạn Hương
Câu 7: Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thư I, III
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng 2.
b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ bằng nhau
Câu 8: Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II,IV.
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng – 2.
b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ đối nhau
Câu 9: Tìm toạ độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây(hình dưới).
Lời giải:
a. Điểm C cách điểm B là 6 ô vuông thì điểm D cách điểm A cũng 6 ô vuông.
Điểm C cách trục hoành 3 ô vuông thì điểm D cách trục hoành 3 ô vuông phía dưới, do đó điểm D(4;-3)
b. Điểm P cách điểm N là 4 ô chéo thì điểm Q cách điểm M cũng 4 ô chéo.
Điểm N cách trục hoành 2 ô vuông thì điểm Q cách trục hoành 2 ô vuông Q(6;2).