Trang chủ » Trả lời câu hỏi Thực hành: Hệ sinh thái SGK sinh học 9

Trả lời câu hỏi Thực hành: Hệ sinh thái SGK sinh học 9

Bài tập 1 trang 120 : Hoàn thành bảng 51.1.

Trả lời:

Bảng 51.1. Các thành phần của hệ sinh thái quan sát

Các nhân tố vô sinh

Các nhân tố hữu sinh

– Những nhân tố tự nhiên: Ánh sáng, đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm,…

– Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên: khói bụi, máy móc, trang thiết bị, …

-Trong tự nhiên: Thực vật, động vật, vi sinh vật,… tự nhiên

-Do con người (chăn nuôi, trồng trọt,…): sản phảm trồng trọt, chăn nuôi, …

Bài tập 2 trang 120 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 51.2.

Trả lời:

Bảng 51.2. Thành phần thực vật trong khu vực thực hành:

Loài có nhiều cá thể nhất

Loài có nhiều cá thể

Loài có ít cá thể

Loài có rất ít cá thể

Rau muống

Rau rút

Cỏ bợ

Khoai nước

Bài tập 3 trang 120 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 51.3.

Trả lời:

Bảng 51.3. Thành phần động vật trong khu vực thực hành

Loài có nhiều cá thể nhất

Loài có nhiều cá thể

Loài có ít cá thể

Loài có rất ít cá thể

Cá chép

ốc vặn, ốc bươu vàng

Đỉa, cua

Cá trê

Bài tập 4 trang 121 VBT : Hoàn thành bảng 51.4.

Trả lời:Bảng 51.4. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái

Sinh vật sản xuất

Tên loài

Cỏ tranh

Cây bàng

Rong đuôi chó, tảo,…

Môi trường sống

Trên cạn

Trên cạn

Trong nước

Động vật ăn thực vật(sinh vật tiêu thụ)

Tên loài

Cá chép, cá rô, ốc,…

Bò, trâu,…

Thức ăn của từng loài

Thực vật thủy sinh

Cây cỏ trên cạn

Động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ)

Tên loài

Tôm, cua,…

Chuột, gà

Thức ăn của từng loài

Xác động vật

Sâu bọ

Động vật ăn thịt (động vật ăn động vật ở trên) (sinh vật tiêu thụ)

Tên loài

Mèo

Cá lớn ăn thịt

Thức ăn của từng loài

Chuột

Tôm, cua

Sinh vật phân giải

– Nấm

– Giun đất

– Động vật đáy

Môi trường sống

Trên cạn

Trong đất

Đáy nước

II. Thu hoạch

1. Tên bài:

2. Họ và tên:

3. Nội dung thực hành: Thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng

Trả lời:

Các sinh vật chủ yếu đã quan sát: rau muống, cá chép, ốc, cua, …. chúng sống trong môi trường nước ngọt

– Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

– Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát?

Trả lời:

Xung quanh chúng ta có rất nhiều các hệ sinh thái đa dạng và phong phú về số lượng và thành phần loài sinh vật. Để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi ô nhiễm và sự khai thác quá mức của con người.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top