Trang chủ » Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Bài 1: 

Đề bài: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Lời giải chi tiết
 
*Hoàn cảnh lịch sử:
 
– Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt
 
– Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
 
⟹ Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đã trở về Hương Cảng, Quảng Châu, Trung Quốc để triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.
 
b. Nội dung hội nghị:
 
– Từ 6/1/1930 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng).
 
– Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam).
 
– Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.
 
– Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Lời giải chi tiết
 
– Đường lối chiến lược: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
 
– Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
 
– Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
 
– Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top