Trang chủ » Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Bài 1: 

Đề bài: Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
 
Lời giải chi tiết
 
Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu quần thể cuối cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ. Các kiểu cách li có thể là cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sau hợp tử.
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm loàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.
 
Lời giải chi tiết
 
Ta thấy loài bông trồng ở Mĩ có 52 NST nhưng có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ ⟹ mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài: oài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm loàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.
 
Loài bông trồng ở Mĩ này được hình thành nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:
 
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.
 
Lời giải chi tiết
 
– Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ à loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.
 
Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.
 
 
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
 
Lời giải chi tiết
 
Cần phải báo vệ sự đa dạng của các loài cây, ngay cả các cây hoang dại vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trổng mới.
 
Bài 5: 
 
Đề bài: Hãy chọn câu đúng nhất.
 
Từ quần thế cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới, vì sao?
 
A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
 
B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
 
C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
 
D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
 
Lời giải chi tiết
 
Vì khi cây 4n giao phấn với cây 2n sẽ tạo ra thể tam bội 3n bất thụ.
 
Chọn C

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top