Trang chủ » Bài văn Kể về ngày lễ hội ở quê em: hội vật làng sình lớp 3 hay nhất

Bài văn Kể về ngày lễ hội ở quê em: hội vật làng sình lớp 3 hay nhất

Bài làm 1
 
Với tinh thần thượng võ, hội vật làng Sình thu hút mọi lứa tuổi, mọi người tham gia và cổ vũ bởi tinh thần thượng võ, nhằm mục đích tạo cơ hội cho thanh thiếu niên trong làng rèn luyện thân thể, cầu cho dân làng có một năm đầy may mắn, thành công. 
 
Hội vật chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng để giữ gìn và nâng tầm hoạt động truyền thống này, ngay sau Tết Nguyên đán, mọi công tác chuẩn bị được xã Phú Mậu chuẩn bị chu đáo. Năm nay, các hoạt động tuyên truyền, chuẩn bị sới vật, khán đài, đảm bảo an ninh trật tự được chuẩn bị từ sớm; Ban tổ chức hội vật Làng Sình Xuân Đinh Dậu 2017 còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị và kêu gọi sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân trong công tác tổ chức.
 
Đa số các đô vật là người làng Sình (Lại Ân). Tuy nhiên, năm nào cũng có sự tham dự của nhiều đô vật và du khách từ các địa phương khác. Năm nay cũng không ngoại lệ, từ sáng sớm, người già, người trẻ, nam có, nữ có đã háo hức chờ giờ khai hội. Nội dung thi đấu không thay đổi với hai nội dung chính là vật thiếu niên và vật thanh niên theo hình thức vòng loại, áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc. Đô vật nào thắng 3 hiệp sẽ được đi tiếp. Để chiến thắng, đô vật phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng".
 
Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, họ phải vượt qua một đối thủ nữa mới lọt vào vòng chung kết. Điều kiện thi đấu dành cho tất cả thanh, thiếu niên có đủ sức khỏe, không dùng chất kích thích. Riêng những vận động viên đã đạt giải quốc gia không được thi đấu. Bất cứ khán giả nào cũng có thể lên sới vật đăng ký thi đấu. Ai cũng có quyền đăng ký tham gia dự thi với mọi lứa tuổi khác nhau. Để thể hiện tinh thần thượng võ, trong thi đấu các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… Những đô vật bị thua phải chờ cơ hội năm sau, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, trèn đức luyện tài chờ đầu xuân tham dự hội vật.
 
Tình hình an ninh trật tự năm nay được tăng cường, lực lượng công an, quân đội và dân quân tự vệ bố trí khá dày tại địa điểm diễn ra lễ hội. Các cụ già trong trang phục truyền thống khăn đóng áo dài cũng có mặt rất sớm. Càng về sau lượng khán giả đổ về lễ hội càng đông. Bác Nguyễn Văn Hòa, 72 tuổi, từ Hương Thủy về đến lễ hội đã gần 9 giờ sáng nhưng vẫn hồ hởi: “Năm nay có chút việc nên tôi đến muộn, nhưng vẫn còn kịp để xem nội dung dành cho thiếu niên. Quen rồi, năm nào cũng mong đến ngày để được xem hội vật làng Sình nên dù bận cũng không bỏ”.
 
Theo ước tính, có khoảng gần 2.000 người đến với lễ hội, điều đó chứng minh sức sống của một lễ hội truyền thống mang tính nhân văn. Hầu hết các vận động viên đều thi đấu hết mình, tạo nhiều pha gay cấn khiến người xem bất ngờ. Vận động viên Rin, 9 tuổi, là học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phú Mậu nói: “Năm ni con thua nhưng sang năm sẽ cố gắng giành chiến thắng. Con phải quyết tâm tập nhiều hơn mới được”. Còn Hùng, lần đầu tiên được lên sới vật lại giật giải nên rất háo hức: “Con sẽ quyết tâm tập luyện thật tốt để sang năm thắng nữa”. Tuy nhiên, hầu hết các đô vật đều xác định: “Đến với lễ hội, thắng thua không quan trọng mà cái chính là được thử sức”.
 
Năm nay cũng có khoảng 100 vận động viên tham gia lễ hội. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao giải vô địch, á địch, giải ba và giải đạo đức cho hai lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, Ban tổ chức còn dành riêng một khoản tiền thưởng cho tất cả những đô vật tham gia với giá trị 100 nghìn đồng/người.
 
Bài làm 2
 
Lễ hội vật truyền thống ở làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm. Là vùng đất có tinh thần thượng võ, người dân nơi đây đã chọn lọc các miếng võ độc đáo tỉnh hoa của các phái võ để kết tinh lại thành phái vật của riêng mình. Khác với các sới vật Hà Tây, Nam Định, sới vật làng Sình được tạo dựng như một võ đài, từ xa người xem cũng nhìn thấy rất rõ. Một trận vật thường diễn ra ba keo. Ai thắng hai keo là người chiến thắng cuối cùng. Luật thắng thua của mỗi keo rất đơn giản. Cứ “lấm lưng, trắng bụng” là thua. Ngoài ra, trước khi bắt đầu cuộc thi vật, người dân trong làng thường có lệ thả đèn cầu được làm bằng giấy gió và đốt bằng mỡ lợn để cầu may mắn.
 
Bài làm 3
 
Những ngày hội làng luôn là những ngày em mong đợi nhất. Bởi trong đó có những hoạt động em rất thích, đó là đấu vật. Mỗi keo vật luôn làm cho mỗi người cảm giác hào hứng, thích thú.
 
Ngày hội được tổ chức hàng năm ở quê em mỗi dịp xuân về. Mọi người thi nhau đi trẩy hội và xem những trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó phần đấu vật được mọi người mong đợi và xem nhiều nhất. Các đô vật thường là người làng hoặc từ các làng bên cạnh. Em còn nhớ như in những hình ảnh của keo vật ở chung kết hội làng năm nay.
 
Trước khi bắt đầu trận đấu vật, người trọng tài và 2 đô vật có màn chào hỏi ngay trên bục đấu và chào tất cả mọi người đang theo dõi. Phía ngoài sân đấu mọi người hò reo cổ vũ để trân đấu được bắt đầu. Khi trọng tài ra hiệu keo vật bắt đầu thì cả hai đô vật bắt đầu tập trung cao độ để nắm bắt điểm yếu của đối phương. Từng bước di chuyển nhẹ nhàng của người này là sự cảnh giác của người kia. Cuộc chạm trán bắt đầu khi những cả hai đô vật cùng tiến về phía nhau dùng những động tác chủ yếu là kéo và nắm. Những màn vật lộn của 2 đô vật thu hút rất đông đảo bà con đến cổ vũ. Cả hai đều khoe sự săn chắc, dẻo dai trong từng động tác của mình.
 
Trong tiết trời xuân giá lạnh cùng ánh nắng nhẹ, nhưng trong màn đấu thì nhiều người xem dõi theo từng cử chỉ của 2 đô vật. Đô vật số 1 là một người vô địch mùa lễ hội năm ngoái của làng, thân hình lực lưỡng, cùng với đôi tay chắc nịch cơ bắp cuồn cuộn. Đối thủ là người cũng mạnh không kém, đô vật số 2 là một người khá cân đối có thể thấy sự mạnh mẽ qua dáng người, không to lớn nhưng rất cứng cáp màu da ngăm đen đầu cắt tóc ngắn. Cả hai cùng ra những đòn tấn công uy lực khiến nhiều người phải trầm trồ. Người thì cho rằng giải thưởng sẽ lại thuộc về đô vật đã thắng giải năm ngoái, người lại cổ vũ nhiệt tình cho chàng trai trẻ có nước da ngăm kia. Tiếng cười nói, reo hò của những cổ động viên làm nóng cả một không gian xung quanh bục đấu. Hai đô vật đã có màn đấu tay đôi với nhau và họ xông vào ôm lấy nhau và vật cho đến khi nào hạ gục được đối phương.
 
hông khí náo nhiệt và những màn tán thưởng của người xem hòa cùng điệu trống càng tăng thêm sự gay cấn cho keo vật. Bằng những động tác nắm, kéo, vặn, đè… đã thu hút khá đông người xem tập trung không rời khỏi trận đấu. Hai bên đối đầu nhau với những màn đọ sức bằng tay và chân trên bục đấu. Những cú ngã vật lộn giữa hai đối thủ làm người xem suýt xoa. Cả 2 đô vật vẫn rất chú ý để bắt bài nhau. Rồi với sự thông minh sự cứng cáp đô vật số 2 lấy hết sức mình làm đô vật số 1 ngã trên bục và nhanh chóng nhấc bổng anh ta lên trong tiếng reo hò của dân làng. Mà tranh đấu mỗi lúc một cam go bằng những miếng mảng của cả 2 đô vật. Nhưng chiến thắng cuối cùng đã được trọng tài quyết định cho đô vật số 2.
 
Đấu vật đã làm cho không khí của lễ hội thêm sôi động hơn, hấp dẫn hơn bởi những màn trình diễn ấn tượng từ các đô vật. Qua đó, khích lệ tinh thần thể thao của mỗi người. Mỗi màn đấu là một màn đọ sức gay cấn và cam go tạo sự thích thú và phấn trấn cho mỗi người xem.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top