Trang chủ » Bài văn Nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 hay nhất

Bài văn Nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần N năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
 
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình.
 
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
 
Một xin rửa sạch thù nhà 
 
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
 
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
 
Nam quốc sơn hà nam đế cư 
 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
 
(Sông núi nước Nam – đã dịch ra tiếng Việt)
 
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
 
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 
(Hịch tướng sĩ)
 
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị 
 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
 
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
 
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần N năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
 
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình.
 
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
 
Một xin rửa sạch thù nhà 
 
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
 
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
 
Nam quốc sơn hà nam đế cư 
 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
 
(Sông núi nước Nam – đã dịch ra tiếng Việt)
 
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
 
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 
(Hịch tướng sĩ)
 
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị 
 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
 
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
 
Gian nan chi kể việc con con
 
(Đập đá ở Côn Lôn)
 
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
 
Tôi buộc lòng tôi với mọi người 
 
Để tình trang trải với trăm nơi 
 
Để hồn tôi với bao hồn khổ 
 
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
 
(Từ ấy – Tố Hữu)
 
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
 
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tên một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:
 
Một canh… hai canh… lại ba canh 
 
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành 
 
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt 
 
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
 
(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)
 
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm – cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái… đều hiến dâng sức lực, trí tuệ củá mình cho công cuộc đấu tranh giữ nước:
 
Lớp cha trước, lớp con sau 
 
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
 
Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ… như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
 
…Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.  
 
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
 
(Dảng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
 
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
 
Chi Lăng bài học thuở xưa 
 
Người đi thì có, người về thì không 
 
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt. 
 
Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
 
Bài làm 2
 
L.Pasteur đã nói rằng: "Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc". Con người tài giỏi là người biết học hỏi và tiếp thu tinh hoa, tri thức từ mọi nơi mà không quên mình là ai, mình thuộc về nơi nào. Đó là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người Việt Nam.
 
Trong bài thơ “Quê hương”, Đỗ Trung Quân có viết:
 
“Quê hương là gì hở mẹ
 
Mà cô giáo dạy phải yêu”
 
Quê hương- đất nước, hai chữ quen thuộc mà rất đỗi thiêng liêng. Theo bạn, quê hương- đất nước là gì? Là cái mà trong sách thường gọi là “giang sơn gấm vóc”, là điều gì to lớn có ý nghĩa vô cùng? Cũng đúng! Nhưng đó còn là con đường ta đến trường hằng ngày, là dòng sông ta vẫn tắm mỗi chiều hôm; là câu hát ru mà mẹ vẫn ru ta mỗi trưa hè, …. Là tất cả những gì làm nên cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong mỗi người, đất nước lại có một hình dáng và ý nghĩa khác nhau.
 
Vậy thế nào là yêu nước?
 
Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Tinh thần yêu nước đã có từ ngàn đời nay.
 
Yêu nước trong thuở hồng hoang, khi nhà nước mới thành lập, đó là những sử thi, truyền thuyết để ngợi ca những vị anh hùng, những người đã có công làm nên đất nước, góp vào gây dựng và bảo vệ dân làng, gìn giữ đất nước, làm nên văn hóa dân tộc: Sử thi “Đăm Săn”, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, là truyền thuyết Thánh Gióng. Là những lời ca tiếng hát ca ngợi sự giàu đẹp và hùng vĩ của non sông đất nước:
 
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
 
Hay:
 
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
 
Rồi những năm tháng trôi qua, đất nước phải đối diện với bao thể lực thù địch hòng thôn tính và cướp nước. Tình yêu nước khi ấy gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ông cha ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có trong khó khăn và hiểm nguy, tình yêu nước như ngọn lửa cháy bùng trong mỗi người, dập tắt ý định xâm lược của kẻ thù. Đó là nỗi lo không ăn không ngủ, “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” khi nghĩ đến mối thù dân tộc và trọng trách với giang sơn đất nước của những người lãnh đạo như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, … Là tiếng “Đánh” hô vang cả Điện Diên Hồng của các bô lão trước câu hỏi “Nên hòa hay đánh”; là chữ “Sát thát” trên cánh tay các nghĩa sĩ; Là những con người thầm lặng hi sinh hạnh phúc gia đình cá nhân để rồi bỏ mạng nơi đất khách quê hương; là tiếng hát “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vang suốt những năm chống Mĩ. Khi ấy, hàng triệu con tim nhưng lại cùng một nhịp đập, một lí tưởng và niềm tin.
 
Tình yêu nước là ngọn lửa bùng cháy dành lại chủ quyền, nhưng cũng có thể là ngọn lửa bền bỉ cháy trong mỗi người. Đó 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn giữ được nếp ăn trầu nhuộm răng, là sau bao nhiêu năm ảnh hưởng từ phương Bắc nhưng chúng ta vẫn tạo ra chữ Nôm của mình, những câu thơ thất ngôn đậm chất Việt và hồn Việt:
 
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
 
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
 
Ví đây đổi phận làm trai được
 
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
 
(Hồ Xuân Hương)
 
Những năm tháng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đã qua đi, bao nhiêu con người đã nằm xuống, biết bao máu đã đổ để đổi lấy những phút giây bình yên. Nhưng không có nghĩa không còn tình yêu nước trong thời hiện tại. Yêu nước không còn là “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nữa” mà là sự cố gắng để xây dựng và phát triển đất nước “sáng vai với các cường quốc năm châu” bởi những cái tên Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên. Để cái tên Việt Nam không chỉ đơn giản là một chấm trên bản đồ thế giới. Đó là khi cả đất nước hô vang một bài ca, cùng hướng về đội tuyển U23 Việt Nam trên sân Thường Châu- Trung Quốc trong trận chung kết giải U23 Châu Á. Chúng ta đã cùng khóc, cùng cười, cùng bên nhau qua những thời khắc lịch sử. Đó là khi ta đưa hàng Việt đến khắp các nước. Ông Nguyễn Thanh Việt đã nói: “Hàng hóa Việt Nam đến đâu, ranh giới Việt Nam đến đó”. Đúng là vậy!
 
Nguyễn Thi đã viết trong “Những đứa con trong gia đình”: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”. Những thế hệ Việt Nam, từ thời này qua thời khác, đang trao tay để gìn giữ ngọn lửa yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong thời buổi toàn cầu, với sự giao thoa với những nền văn hóa nước ngoài, chúng ta lại càng phải nhớ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.
 
“Quê hương mỗi người chỉ một
 
Như là chỉ một mẹ thôi
 
Quê hương có ai không nhớ
 
Sẽ không lớn nổi thành người”
 
(Trung Quân)
 
Bài làm 3
 
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của một văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:
Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
Kết bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tới thành công.
Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.
Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước. Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.
Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài vàn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top