Viết bài làm văn số 1 lớp 12 – Nghị luận xã hội
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1: Nghị luận xã hội: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2: Nghị luận câu "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3: Nghị luận "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng
Viết bài làm văn số 2 lớp 12: Nghị luận xã hội
Bài viết số 2 lớp 12 đề 1: Nghị luận xã hội: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Bài viết số 2 lớp 12 đề 2: Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh chị hãy bài tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Bài viết số 2 lớp 12 đề 3: Nghị luận: Trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Viết bài làm văn số 3 lớp 12: Nghị luận văn học
Bài viết số 3 lớp 12 đề 1 a: Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
Bài viết số 3 lớp 12 đề 1 b: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!…Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Bài viết số 3 lớp 12 đề 2 a: Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bài viết số 3 lớp 12 đề 2 b: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Bài viết số 3 lớp 12 đề 3 a: Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
Bài viết số 3 lớp 12 đề 3 b: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.
Viết bài làm văn số 5 lớp 12: Nghị luận văn học
Bài viết số 5 lớp 12 đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
Bài viết số 5 lớp 12 đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người." Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Bài viết số 5 lớp 12 đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".
Viết bài làm văn số 6 lớp 12 – Nghị luận văn học
Bài viết số 6 lớp 12 đề 1: Trong chuyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Anh (chị) có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến và Việt?
Bài viết số 6 lớp 12 đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Đường).
Bài viết số 6 lớp 12 đề 3: Cảm nhận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.